Trang Reuters cũng cho hay, giá cổ phiếu của “Nhà Táo” vào ngày kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của năm 2015 (Thứ năm ngày 31/12) chỉ đạt mức 105,26 USD, giảm xuống 4,64 % so với đầu năm 2015 và kém 21.76% so với thời điểm cao nhất hồi tháng 4 năm ngoái - 134,54 USD. Thêm vào đó, cổ phiếu của công ty này cũng đã ghi nhận mức âm 2,06% trong ngày.
Mức tiêu thụ mẫu iPhone ra mắt trong năm 2015 của Apple thấp hơn dự kiến
Điều này đã có tác động tiêu cực đến ảnh hưởng đến giá trị vốn hóa thị trường, gây thâm hụt tới 57 tỷ USD. Trước đó, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones của Apple vào hồi cuối tháng 3 cũng ghi nhận mức giảm 17,5%.
Trước tình hình trên, các nhà phân tích từ RBC Capital Markets, bao gồm JP Morgan và Morgan Stanley bắt đầu điều tra nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm của “ông trùm” thung lũng Silicon. Các mối quan ngại tập trung chủ yếu vào nhu cầu tiêu thụ iPhone thấp hơn dự kiến.
Báo cáo gần đây của Kantar Worldpanel cũng cho thấy doanh số iPhone 6S bán ra trong 3 tháng cuối cùng thấp hơn các mẫu iPhone tiền nhiệm. Nhiều chuyên gia cũng lo ngại rằng cặp đôi iPhone 6S và 6S Plus sẽ không lặp lại thành công của các mẫu sản phẩm trước đó. CNBC dẫn lời nhà phân tích Daniel Ives cho hay: “chiếc áo giáp” của Apple cuối cùng cũng để lộ những lỗ hổng.
Tuy nhiên, các chỉ số trên phố Wall không thể phủ nhận được sự thành công vang dội của “Táo Khuyết” trong năm qua với mức đánh giá chất lượng (“sell” rating) cao nhất, vượt mặt 49 đối thủ khác. Nguyên nhân lớn nhất đó là sự thắng lợi của dòng smartphone cao cấp mà Apple đã công bố vào năm 2015 và doanh thu mà chúng mang lại. Ngoài ra, tập đoàn này cũng không ngừng cải tiến công nghệ cho bộ sản phẩm điện tử tiêu dùng: iPhone, iPad, Apple Watch và Macbook trong năm 2016.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet