Nội dung

Không thể nói gì hơn về thiết kế của các máy ảnh Full Frame. Có cảm tưởng như nhà sản xuất máy ảnh đã có những thao tác đặc biệt khiến cho cảm giác cầm trong tay những loại máy này là một cảm giác khó tả, càng chụp càng thấy thích.

Bên cạnh đó là các tính năng tiên tiến, khó có thể thấy trên các máy DSLR thông thường. Lấy Canon EOS 5D Markk II là ví dụ. Để thay thế phiên bản vốn đã khá được lòng giới nhiếp ảnh, phiên bản Mark II này thậm chí đã được Canon chăm chút kỹ lưỡng hơn. Cảm biến mới với độ phân giải tới 21 triệu điểm ảnh, thêm vào đó là mạch được thiết kế nhỏ lại để nhường chỗ cho các điểm ảnh to hơn, giảm nhiễu tốt hơn. Những tính năng đáng chú ý khác bao gồm ISO có thể lên tới 25.600, màn hình 3 inch với độ phân giải 920.000 điểm ảnh và một pin mới cho phép chịu được nhiệt độ thời tiết khắc nghiệt hơn trong khi vẫn đảm bảo lượng ảnh chụp nhiều hơn trên mỗi lần xạc.

D700 vẫn giữ nguyên kích cỡ cảm biến và độ phân giải như với đàn anh D3 đời trước, nhưng với thiết kế vi thấu kính cảm biến đặt sát nhau cho phép giảm nhiễu tốt hơn và bộ xử lý hình ảnh EXPEED danh tiếng cho tốc độ xử lý nhanh hơn. Các tính năng đáng chú ý khác bao gồm kích cỡ màn LCD và độ phân giải tương đương như Canon, tốc độ chụp liên tiếp 5 khung hình/giây và hệ thống nhận diện người cho phép máy tự động nhận diện tông màu da và tùy chỉnh các thông số đo sáng và lấy nét trên tông màu này.

Mới gia nhập thị trường Full-Frame, Sony Alpha A850 tạo ấn tượng với số điểm ảnh được đẩy lên 24,6 triệu điểm, cảm biến EXMOR mới với bộ xử lý hình ảnh kép BIONZ. Thêm vào đó, mẫu này còn được Sony cải thiện dải tương phản động cho hình ảnh chi tiết hơn cả ở vùng sáng và vùng tối, cộng thêm với tính năng hiển thị thời lượng pin độc đáo InfoLithium của Sony.

Trong cả ba phiên bản Full Frame, chỉ có Sony không hiểu sao lại không hỗ trợ Live View. Chức năng này trên Canon khá dễ dùng do có nút riêng, trong khi Nikon lại đòi hỏi phải chuyển chế độ trên vòng chỉnh và bấm nút chụp ảnh thì mới kích hoạt. Cả ba phiên bản này đều được trang bị tính năng chống bụi cảm biến.

Mặc dù là máy ảnh DSLR high-end, nhưng trên vòng chế độ Canon vẫn trang bị các chế độ tùy chỉnh mặc định sẵn như trên các máy DSLR cấp thấp. Với thân máy Full Frame, nên tay cầm cũng được thiết kế tạo cảm giác rất chắc chắn và đầy tay, trọng lượng cũng đủ nặng để cảm thấy rất đầm.

Nikon cũng cho cảm giác tương tự, nhất là tay cầm sinh thái học luôn là một lợi thế của hãng từ bấy lâu. Cảm giác của D700 cũng đầm hơn do trọng lượng nặng hơn Canon 190 gram. Tuy nhiên, so với vòng xoay chỉnh chế độ của Canon thì các nút chỉnh chế độ theo hướng trên D700 không nhanh và tiện dụng bằng, đôi khi còn dễ bị chạm sang các nút khác, nhất là khi xem lại ảnh.

Toàn bộ thân máy cũng như hộp gương và hộp lăng kính được làm bằng hợp kim ma-nhê. Màn chắn cửa trập được làm từ một vật liệu mới gồm sợi kevlar và sợi carbon với cơ chế tự kiểm tra chế độ làm việc và có tuổi thọ lên tới khoảng 150.000 lần.

Sony thì chọn hướng thiết kế đơn giản hơn với vòng chế độ chỉ gồm các chế độ chỉnh tay, tự động và 3 chế độ tùy biến người dùng khác. So với các máy mới ra gần đây, A850 không được đầu tư nhiều về thiết kế. Nút bấm chụp ảnh được đặt ở vị trí hơi xa về bên phải, vì thế hơi khó chụp hơn do ngón tay phải choãi ra ngoài nhiều hơn. Màn hình hiển thị ở mặt trên cũng khá nhỏ cộng thêm với các nút bấm được thiết kế tản mát khiến cho việc làm quen không được dễ dàng bằng so với các mẫu khác.

Để so sánh về khả năng hoạt động trong các điều kiện môi trường khác nhau, tất cả các máy đều được chụp cùng một nơi, cùng một cảnh và cùng một thời điểm để đảm bảo sự công bằng. Các ảnh đều được chụp cả bằng RAW và JPG.

Về phơi sáng

Vùng đo sáng của Canon EOS 5D Mark II có tới 35 vùng. Ở chế độ Evaluative, các vùng đo sáng này cũng có thể được lựa chọn làm điểm lấy nét, vì thế, khi chụp chân dung, máy ảnh sẽ vừa đo sáng vừa lấy nét vào điểm mà người dùng đã chọn. Ở chế độ đo sáng vùng (partial), máy sẽ sử dụng khoảng 8% vùng trung tâm, còn nếu đo sáng điểm thì sẽ chỉ còn 3,5% ở vùng trung tâm.

Canon EOS 5D MkII

Nikon D700

Sony Alpha A850

 Full frame từ canon nikon sony so tài  Full frame từ canon nikon sony so tài  Full frame từ canon nikon sony so tài

Canon – mặt trời trực tiếp

Nikon – mặt trời trực tiếp

Sony – mặt trời trực tiếp

5D Mark II kiểm soát khá tốt các điều kiện ánh sáng khác nhau. Với ánh sáng mặt trời trực tiếp, máy vẫn xử lý tốt các vùng tương phản, vùng sáng không bị cháy trong khi vùng tối vẫn đảm bảo độ chi tiết. Nếu ảnh chụp bị thiếu sáng ở vùng tối, phiên bản này đã có chế độ iContrast trong menu Custom để bù lại những chi tiết bị mất ở vùng này. Tuy nhiên, ở vùng sáng Canon xử lý chưa được tốt độ sáng trắng.

Canon EOS 5D Mark II

Nikon D700

Sony Alpha A850

 Full frame từ canon nikon sony so tài  Full frame từ canon nikon sony so tài  Full frame từ canon nikon sony so tài

Canon – ánh sáng mạnh

Nikon – ánh sáng mạnh

Sony – ánh sáng mạnh

Với các ống kính D hoặc G, D700 cùng với hệ thống đo sáng 3D Color Matrix II cho phép xử lý tốt độ sáng và tương phản trên khung hình, tính toán được đối tượng xa bao nhiêu, màu sắc đối tượng thế nào và giá trị màu RGB của cảnh chụp. Mặc dù đây là một quá trình xử lý đầy phức tạp nhưng không vì thế mà chức năng này kéo tốc độ của D700 chậm lại. Tuy nhiên, Nikon lại tỏ ra không xuất sắc với cảnh có ánh sáng trực tiếp và có xu hướng làm đen hóa đối tượng. Bù lại, hầu hết các điều kiện ánh sáng khác đều được D700 xử lý khá tốt. Cảm biến của Nikon có dải tương phản động khá hoàn hảo đến mức có thể không cần phải dùng tới chế độ Active D-Lighting mà chất lượng ảnh vẫn đảm bảo phơi sáng khá chuẩn.

Sony sử dụng kiểu cảm biến xếp theo dạng tổ ong và là phiên bản có dải tương phản động rộng nhất. Chức năng D-Range Optimiser không chỉ tự động căn chỉnh mà còn có thêm 3 mức độ tùy biến chỉnh tay để tăng cường độ cân bằng cho ảnh, nhất là những ảnh bị ánh sáng chói. Các chi tiết vùng tối được bù sáng tối, còn ở vùng sáng cũng được làm dịu bớt đi. Tuy nhiên, ở các vùng khác của ảnh, như các cạnh, do ít được ưu tiên hơn các vùng khác, nên chất lượng chưa được đồng đều. Mặc dù có hệ thống đo sáng khá chuẩn nhưng với chế độ đo sáng trung tâm, ảnh của Sony vẫn co xu hướng thiếu sáng kể cả có ánh mặt trời. Các chế độ đo sáng vùng và đo sáng điểm hoạt động tốt và không gặp vấn đề gì nhiều. Trong các điều kiện sáng phức hợp, A850 mặc dù luôn duy trì được độ chi tiết của vùng tối nhưng các vùng sáng đôi lúc lại bị hơi quá cháy.

Lấy nét

A850 được trang bị một số tính năng lấy nét độc đáo nhưng lại không được mô tả hết trên thân máy. Chẳng hạn, bên cạnh việc bấm nhá nút chụp để lấy nét, nút stick chỉnh hướng cũng có thể lấy nét nhưng lại không hề có một thông tin nào chỉ ra điều này.

Alpha A850 sử dụng hệ thống lấy nét pha TTL với 29 điểm nét. Có thể nói, hệ thống này của Sony khá hoàn hảo, độ sắc nét cao, tốc độ hoạt động nhanh và che phép khả năng lựa chọn điểm nét bằng nút stick ở mặt sau máy.

Nikon thì mang nguyên 51 điểm nét vốn có trên D3 để trang bị cho D700 với 15 cross sensor vùng trung tâm để cho độ chính xác cao và mô-tơ lấy nét sử dụng modul MultiCAM 3500Fx. Một điểm thú vị trong hệ thống lấy nét của Nikon là toàn màn hình sẽ chuyển sang màu đỏ khi máy đang tìm điểm nét và sẽ trở lại trạng thái bình thường khi điểm nét đã được xác định. Điều này đặc biệt hữu ích cho những người không đủ tinh để nhìn theo từng điểm nét bé ở trên màn hình.

Tốc độ lấy nét trên D700 khá nhanh. Các điểm nét có thể lựa chọn bằng phím chỉnh hướng phía sau máy. Giống như Sony, người chụp có thể lấy nét hoặc bằng cách truyền thống bấm mớm nút chụp, bằng bằng cách bấm vào nút AF-on, vốn khá hữu ích với những người không quen kiểu bấm mớm.

Hệ thống lấy nét của Canon với 9 điểm và khả năng chọn điểm bằng cách chọn chế độ một điểm và dùng vòng xoay phía sau máy. Tốc độ lấy nét cực nhanh, nhất là với những ống kính gắn motor siêu thanh (USM). Chất lượng ảnh của Canon rất sắc nét, kể cả khi chụp chân dung với điểm nét lấy vào mắt.

Xét về tổng thể dù các chế độ lấy nét trên cả ba phiên bản đều hoạt động khá hoàn hảo, nhưng chất lượng ảnh trên Sony có vẻ vẫn nét nhất so với hai mẫu còn lại.

Màu sắc và sắc nét

Canon thể hiện màu khá rực rỡ, nhất là hai màu đỏ và lam nổi bật hơn. Màu lục thì còn tùy thuộc vào độ bão hòa mà cho ra các màu hơi khác nhau, như màu lục sáng trông hơi quá sáng trong khi màu sẫm thì lại trông tối hơn thực tế. Tông màu da được xử lý tốt và trông vẫn tự nhiên.

Mặc dù có sự ưu đãi các màu cơ bản hơn nhưng kể cả các màu khác Canon vẫn cho những kết quả khá chuẩn xác, kể cả khi chụp các màu tương phản, trong đó, các màu tím, hồng và cảm có vẻ như được thể hiện đẹp nhất. Khi chụp ảnh RAW, màu sắc của Canon vẫn thiên hướng rực rõ, chứng tỏ khả năng bắt màu tốt vì RAW không bị sự can thiệp chỉnh sửa của máy ảnh. Thang độ xám và dải màu cùng được tái hiện rất tốt.

Canon EOS 5D MKII

Nikon D700

Sony Alpha A850

 Full frame từ canon nikon sony so tài  Full frame từ canon nikon sony so tài  Full frame từ canon nikon sony so tài

Các màu cơ bản được thể hiện tốt

Một số màu trông hơi rực và cần phải giảm bớt

Tông màu ấm hơi quá nhưng với màu da sẽ phát huy hiệu quả hơn.

Nhiễu

Canon EOS 5D Mark II có ISO từ 100 tới 6.400 và dải mở rộng từ 50 tới 12.800 và 25.600. Ở hai chế độ cao nhất (thực ra không phải là mức ISO tiêu chuẩn nữa), chỉ có mức 25.600 bị các vệt tím và xanh rõ rệt. Ở mức 12.800 cũng có nhưng vẫn ở tình trạng chấp nhận được, vì vẫn duy trì được độ chi tiết nhất định.

Nikon cũng có mức ISO tương tự nhưng bắt đầu từ 200 thay vì 100 và mở rộng xuống 100 thay vì 50. ISO được đẩy lên 800 kết quả vẫn không có gì phải phàn nàn và chỉ bắt đầu từ 1.600 nhiễu đen mới xuất hiện dù không nhiều. Chất lượng ảnh tệ hơn hơn ISO 6400 và khi lên đến 25.600 thì đã trở nên khá tồi tệ.

Sony chọn giải pháp an toàn hơn, nhưng có lẽ bản thân hãng cũng không hứng thú với tính năng mở rộng ISO như hai phiên bản còn lại. A850 có dải ISO khá tiêu chuẩn, từ 100 đến 6.400. Mức 100 cho hình ảnh mịn và mượt, nhưng đáng tiếc là chỉ lên đến 800 thì nhiễu đã xuất hiện. Đến ISO 1.600, các cạnh nét bắt đầu bình ảnh hưởng, và đến ISO 6.400 thì nhiễu màu xuất hiện.

Cân bằng trắng

Canon xử lý cân bằng trắng tốt, các tông ấm được thêm vào vùng bóng râm trong khi ánh mặt trời thì lại được làm cho hơi dịu lại. Tuy nhiên, ở một số môi trường như dưới ánh đèn tungsten, chế độ tự động cân bằng trắng không được hoàn hảo. Nhưng nếu không quen chỉnh tay, các chế độ cân bằng trắng định sẵn trong máy cũng có thể xử lý hầu hết mọi vấn đề.

Hệ thống cân bằng trắng của Nikon cũng tương tự nhưng các cảnh như dưới ánh đèn fluorescent, lại có xu hướng hay gặp vấn đề hơn vì hơi thiên xanh của ánh đền thay vì thêm chút tông hồng. Còn dưới ánh đèn tungsten thì D700 lại xử lý tốt lên hẳn với cân bằng khá chính xác.

Sony có vẻ đưa ra hệ thống cân bằng trắng hợp lý nhất, màu sắc tốt kể cả các cảnh ngoài trời hay trong nhà hay các cảnh có ánh sáng phức hợp. Tuy nhiên Sony vẫn có xu hướng hơi ưu tiên màu ấm khiến cho bóng hơi ngả màu xanh dù không đáng kể.

Tốc độ đọc bộ nhớ đệm

Để kiểm tra tốc độ đọc bộ nhớ đệm, cả ba máy đều sử dụng card Lexar Professional 600x UDMA. Các máy được đặt ở tốc độ 1/500 giây ở chế độ ưu tiên tốc độ với ISO 400.

Trong thử nghiệm, Canon EOS 5D Mark II đạt tốc độ 28 ảnh RAW trong vòng 10 giây. Tốc độ chụp liên tiếp ban đầu đạt trên 3 khung hình/giây nhưng sau khoảng 6 giây thì bắt đầu chậm xuống và sau 8 giây thì chậm hẳn. Với JPG có ổn định hơn, đạt khoảng 4 khung hình/giây toàn bộ thời gian. Khoảng giây thứ 5 hoặc thứ 6, dường như tốc độ chụp bị tạm dừng trước khi lại bắt đầu, nhưng khoảng thời gian này rất ngắn và nói chung không đáng kể.

Nikon có đến hai chế độ chụp liên tiếp. Với chế độ liên tiếp chậm Continuous Low (CL), D700 chụp khoảng 4 khung hình/giây ảnh RAW và chậm xuống khoảng 1,5 khung hình/giây ở giây thứ 7. Ở chế độ liên tiếp nhanh Continuous High (CH) tốc độ nhanh hơn một chút, đạt 5 khung hình/giây nhưng cũng chỉ đến giây thứ 6 là giảm còn 1,5. Với ảnh JPG, D700 cũng vẫn đạt tốc độ 5 khung hình/giây và đến khoảng giây thứ 3 thì giảm xuống còn khoảng 2. Chế độ CL tốc độ có chậm hơn, chỉ đạt 3 khung hình/giây nhưng lại duy trì được tốc độ này ổn định tới 8 giây liên tiếp trước khi giảm xuống 2.

Sony có vẻ là chậm chạp nhất với chế độ RAW chỉ đạt 3 fps trong vòng 5 giây, sau đó giảm còn 1. Còn ở chế độ JPG, A850 mặc dù tốc độ chỉ đạt 3nhưng lại duy trì ổn định cho đến hết giây thứ 9 trước khi giảm xuống còn 1 khunng hình mỗi giây.

Thời lượng pin

Với phiên bản EOS 5D Mark II, Canon đã phát triển một pin mới có khả năng chịu thời tiết giá lạnh nhưng vẫn đảm bảo kéo dài được thời gian chụp. Đáng chú ý, Sony nổi bật với công nghệ InfoLithium hiển thị chính xác thời lượng pin còn trong máy. Do đây đều là các dòng máy khá cao cấp nên thời lượng chụp nói chung không gặp vấn đề gì, cả ba phiên bản đều đảm bảo người có thể chụp cả ngày không hết.

Hệ thống hỗ trợ

Canon gần đây đã giới thiệu hệ thống EOS Professional Network, một mạng lưới các cửa hàng với những chuyên gia được chính hãng đào tạo. Một số chi nhánh thậm chí còn có cả những studio riêng để thử thiết bị như các ống kính. Với con số hiện có khoảng 75 ống các loại, trong đó có những ống chỉ khác nhau chút ít về tính năng như có hay không IS, USM… Ống dài nhất của Canon là ống 800 mm, còn rộng nhất là 14 mm cộng thêm với 4 ống tilt và shift. Bên cạnh đó còn phải kể tới sự hỗ trợ từ các hãng thứ ba như Sigma, cũng có tới 44 ống riêng cho Canon.

Ngoài ra, Canon còn có thêm dịch vụ chuyên nghiệp Canon Professional Service (CPS) dành cho những người sở hữu từ hai thân DSLR và ba ống L trở lên với các ưu đãi như ưu tiên sửa chữa, hệ thống sao lưu và hỗ trợ điện thoại.

Nikon cũng có hai hình thức hỗ trợ là NPU và NPS. NPU (Nikon Professional Users) là dịch vụ tại Anh cho những người có từ hai sản phẩm của Nikon trở lên trong danh sách thiết bị của hãng với các ưu đãi như hỗ trợ kỹ thuật miễn phí qua điện thoại, thông báo sản phẩm mới và giảm giá các khóa đào tạo. Còn NPS (Nikon professional Service) dành cho mọi người dùng Nikon có từ 6 thiết bị trở lên. Họ cũng có các ưu đãi như đối với NPU nhưng được thêm một số dịch vụ khác như sửa chữa lấy nhanh hay ưu tiên bán hàng đối với công nghệ mới.

Nikon có 45 ống kính nhưng ít loại trùng nhau như của Canon, trong đó, dài nhất là ống 600 mm và rộng nhất cũng là 14 mm với 3 ống tilt và shift. Các hãng thứ ba như Sigma cũng có làm riêng ống cho Nikon với con số tương đương như của Canon.

Là lính mới mới tham gia thị trường nên Sony không có nhiều ống kính hỗ trợ như hai hãng còn lại với chỉ chừng khoảng dưới 20 ống. Ống dài nhất là 500mm và rộng nhất 16mm, không có ống tilt và shift. Sigma cũng ưu ái khi sản xuất tới 37 ống cho Sony. Bù lại, Sony lại bắt tay được với nhà sản xuất ống kính hàng đầu Carl Zeiss và họ đã xuất xưởng 5 ống cho Sony, trong đó 3 ống là zoom và hai ống tele.

Theo Ephotozine, là các phiên bản khá cao cấp nên việc so sánh cấu hình và hoạt động nói chung cũng khó có thể chính xác hết mọi điều, do mỗi máy đều có những ưu và nhược riêng. Chính vì lý do đó mà phần so sánh khả năng hỗ trợ đã được thêm vào để có cái nhìn tổng quát hơn. Và hơi đáng tiếc cho Sony khi ngoài việc số ống kính không được nhiều, cũng không có một hình thức dịch vụ hỗ trợ chính thức nào như của Canon và Nikon từ phía Sony.

Nói chung Sony đã vượt qua tất cả các kiểm tra một cách xuất sắc, trở thành một lựa chọn sáng giá cho những tay máy bán chuyên kể cả ở một số thông số không bằng hai phiên bản kia.

Nikon D700 lại vượt trội ở chất lượng thiết kế và mạng lưới hỗ trợ chuyên nghiệp, và quan trọng nhất là chất lượng màu sắc, độ sắc nét và nhiễu rất tốt so với Canon.

Nhưng nếu xét về sự đa dạng ống kính, khả năng hỗ trợ chuyên nghiệp không kém và lại có rất nhiều công ty cho thuê ống kính có sẵn ống Canon, thì Canon lại chiếm ưu thế trong so sánh này.

* Bảng so sánh thông số cơ bản các máy Full Frame trên.

Nguyễn Hà

 


 

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Leica M-RED edition giá 1.8 triệu đô

siêu phẩm này do Jonathan Ive thiết kế đặc biệt, được sản xuất dành cho cuộc đấu giá từ thiện (RED) Global Fund của ca sĩ Bono thuộc ban nhạc U2. Sản phẩm sử dụng vỏ nhôm nguyên khối với hơn 21.900...

Xem thêm  

Sony A7R và Nikon Df, chọn cái nào?

​ Nikon Df - chiếc máy ảnh có cảm biến ảnh FX full-frame mới nhất của Nikon đang được nhiều người chờ đợi vì sự độc đáo trong dòng DSLR của nó. Đó là sự kết hợp phong cách cổ điển của Nikon...

Xem thêm  

Máy ảnh không dùng để chụp ảnh

Model máy ảnh độc đáo có phần " bội thực " này có tên Konstruktor từ một hãng máy ảnh không kém phần duyên dáng là Lomo. Những model máy ảnh khác của Lomo đa số đều có kiểu dáng " lạ đời " và sử...

Xem thêm