Trước đây, một nghiên cứu cho thấy chất béo bão hoà- vốn gắn liền với các vấn đề sức khoẻ như bệnh tim mạch, có thể được tăng gấp 2 hay thậm chí 3 lần trong khẩu phần ăn mà vẫn không làm thay đổi lượng chất béo trong máu. Nhưng đặc biệt khi tinh bột kết hợp với axit béo ở mức độ cao có thể dẫn tới nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tim mạch.
Dư tinh bột gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe còn hơn chất béo. |
Kết quả thu được cho thấy: khi giảm lượng tinh bột và tăng lượng chất béo bão hoà trong khẩu phần thì tổng lượng chất béo trong máu ở nhiều đối tượng không tăng mà thậm chí còn giảm đi. Tiêu biểu là axit béo palmitoleic, một loại axit béo được xem là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh, đã giảm sau chế độ ăn kiêng ít tinh bột và tăng trở lại khi lượng tinh bột được nạp thêm vào cơ thể.
Theo nhà nghiên cứu Jeff Volek của đại học Ohio, sự tăng axit béo cho thấy phần lớn lượng tinh bột trong cơ thể được chuyển hóa thành chất béo chứ không được phân giải thành năng lượng như chúng ta vẫn thường nghĩ. Khi lượng tinh bột giảm, cơ thể sẽ có xu hướng đốt cháy chất béo bão hòa nhiều hơn. Ông Volek nói: “Một số người trong chế độ ăn kiêng nói trên được tiêu thụ lượng chất béo bão hòa nhiều gấp đôi thường ngày, nhưng khi chúng tôi đo đạc các thành phần trong máu thì thấy rằng lượng chất béo bão hòa của họ ít hơn so với những người còn lại”. Ở cuối thử nghiệm, những người tham gia cho thấy có những “cải thiện rõ rệt” về lượng đường trong máu, huyết áp và trung bình họ giảm được 10 kg trọng lượng cơ thể. Khám phá này phủ nhận những hiểu biết sai về tác hại của chất béo bão hòa và cảnh báo mọi người: cần phải thay đổi chế độ ăn chỉ kiêng cử chất béo. Thay vào đó là cần kiểm soát chặt chẽ lượng tinh bột trong bữa ăn hàng ngày và thường xuyên luyện tập thể thao để đốt cháy phần mỡ dư thừa.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet