Trả lại tiền đặt cọc cho khách hàng
Ông Koike là một nhà thầu khoán thành công người Nhật Bản. Ông là người sáng lập và là chủ sở hữu một công ty môi giới chứng khoán của Nhật. Sự thành tín và trung thực của ông nổi tiếng khắp mảnh đất này.
Năm 13 tuổi, ông rời quê hương lên thành phố kiếm sống. Ông phụ giúp bán hàng trong một cửa hàng nhỏ, đồng thời cũng là người bán hàng của một công ty máy móc. Năm 20 tuổi, ông điều hành một công việc kinh doanh nhỏ do ông tự lập ra. Ông áp dụng kinh nghiệm bán hàng của mình để phát triển kinh doanh và ký được 33 hợp đồng bán hàng chỉ trong hai tuần. Ông thậm chí còn nhận được tiền đặt cọc trước từ khách hàng.
Chỉ trong thời gian ngắn, ông đã kí được rất nhiều hợp đồng. (Ảnh minh họa: wikihow)
Tuy nhiên, không lâu sau khi ký những hợp đồng này, ông phát hiện rằng giá sản phẩm mà ông bán cho khách hàng cao hơn giá ở các công ty khác mặc dù chúng cùng chủng loại và có cùng phẩm chất. Ông nghĩ rằng khách hàng của mình sẽ rất tiếc nuối nếu họ biết đã ký hợp đồng với giá cao hơn so với các công ty khác. Vì thế, ông đã mang các hợp đồng và tiền cọc này đến gặp từng khách hàng một, giải thích về giá cả cho khách hàng rồi nói với họ rằng ông sẵn sàng hủy bỏ hợp đồng và trả lại tiền đặt cọc cho họ.
Các khách hàng cảm động sâu sắc trước hành động của ông. Kết quả là, không ai trong số họ hủy bỏ hợp đồng cả. Thay vào đó, họ còn tin tưởng và kính trọng ông hơn trước. Sự thành tín và trung thực vốn có sẵn sức hấp dẫn kinh ngạc, nó thật giống như thỏi nam châm có lực hấp dẫn vô hình. Từ đó, những khách hàng đều giống như những mảnh sắt nhỏ bị “thỏi nam châm” Koike hấp dẫn, ai nấy đều đến đặt hàng của ông. Hiện nay, ông là một trong những doanh nhân nổi tiếng và được kính trọng nhất tại Nhật Bản.
Ông sẵn sàng trả lại tiền đặt cọc cho khách hàng. (Ảnh minh họa: Dreamstime)
Gập người xin lỗi vì tăng giá kem... 2.000 đồng sau 25 năm
Cách đây chưa lâu, mọi người vẫn còn truyền nhau đoạn clip xin lỗi của một hãng kem Nhật Bản vì phải tăng giá kem. Trong video, một đám đông khoảng 100 nhân viên, dẫn đầu là vị giám đốc, đứng xếp hàng ngay ngắn trước cổng trụ sở công ty, khuôn mặt tỏ rõ sự căng thẳng, lo âu. Mỗi người đều như mang một tâm sự cần phải giãi bày. Rồi trên nền nhạc, họ đồng loạt cúi gập người, biểu thị sự hối tiếc vì buộc phải tăng giá kem từ 60 Yên (khoảng 12.000 đồng) lên đến 70 Yên (tương đương 14.000 đồng).
Các nhân viên của 1 hãng kem Nhật Bản gập đầu xin lỗi khách hàng. (Ảnh minh họa: Internet)
Mức tăng là 10 Yên, quy đổi ra tiền Việt chỉ là 2.000 đồng và trải qua 25 năm, mặc bao thăng trầm của nền kinh tế, vậy mà công ty vẫn giữ nguyên mức giá không đổi. Cho tới tận bây giờ, dù chỉ rụt rè tăng có 10 Yên, vậy mà gần 100 con người của công ty, thậm chí cả giám đốc đã cúi đầu xin lỗi người tiêu dùng. Đây cũng là một phần phản án rõ nét sự tôn trọng người tiêu dùng của người Nhật Bản. Dù tăng giá 10 Yên nhưng kem cũa hãng vẫn được xếp vào hàng siêu rẻ ở Nhật Bản. Nhiều người còn bình luận rằng, thậm chí nếu hãng có tăng đến 100 Yên, họ vẫn sẽ ủng hộ và tiếp tục mua kem của hãng.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet