Không giống như máy DSLR, máy ảnh compact ống kính rời không sử dụng gương lật để chuyển hình ảnh từ ống kính lên kính ngắm (với dòng máy phim, khi lật gương lên thì hình ảnh ghi thẳng vào phim đằng sau). Thay vào đó, dòng máy này dựa vào một kính ngắm điện tử. Máy ảnh Micro Four Thirds, sản phẩm hợp tác giữa Panasonic và Olympus, sở hữu một cảm biến kích thước 4:3 cũng thuộc dòng máy ảnh này.
Hầu hết máy ảnh compact ống kính rời đều được bán kèm một ống fix góc rộng hoặc ống zoom cơ bản tiêu cự từ 16mm đến 55mm, phù hợp chụp cận cảnh và đời thường. Lợi thế của dòng máy này là bạn có thể dễ dàng thay ống cơ bản, nhanh chóng chuyển sang ống tele 200mm để chụp xa hay chụp ảnh thể thao. Một số công ty như Sony còn cung cấp cả bộ chuyển cho phép sử dụng cả ống kính thiết kế cho dòng DSLRS.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là ống kính tele tiêu cự dài, lấy nét nhanh có giá cao hơn cả máy, tất nhiên là ống càng xịn cũng không có nghĩa là hình ảnh bạn chụp lại càng tốt (tốc độ và độ phân giải không chỉ dựa vào số Megapixel). Ống kính lớn hơn khiến bộ máy nặng hơn, trong khi chúng thường được chế tạo với vật liệu kim loại tổng hợp như hợp kim magiê.
Một số điểm mạnh của máy compact ống kính rời có thể kể ra như kích thước cảm biến (thay đổi tùy hãng, nhưng thường to hơn máy du lịch hay siêu zoom); kích thước và chất lượng của khung ngắm điện tử, có thể thêm khung ngắm quang học; cơ chế lấy nét tự động nhanh và chuẩn xác (chỉ thấp hơn dòng DSLR). Tuy nhiên do thiết kế máy khác nhau tùy theo hãng nên sẽ phải mất thời gian làm quen để có thể sử dụng thành thạo dòng máy ảnh nhỏ gọn mà mạnh mẽ này.
Đánh giá về một số mẫu máy gần đây.
Olympus E-PL1
Olympus E-PL1 là dòng "PEN" Micro Four Thirds. Ảnh: Digitalpixels. |
Đây là một trong những mẫu máy mạnh mẽ hàng đầu của dòng “PEN” Micro Four Thirds, là một lựa chọn giá rẻ nhưng vẫn đảm bảo tính năng tương đương với mẫu E-P1 và E-P2 ra đời trước đó. Mặc dù mẫu E-PL1 thiếu một số tính năng cao cấp mới nhất, nhưng chất lượng hình ảnh ổn định và được thêm pop-up flash vẫn giúp nó đứng vững trong phân khúc thị trường đầy tiềm năng này.
Samsung NX10
Samsung NX10 là máy ảnh ống kính rời không gương lật. Ảnh: Thetechjournal. |
Mẫu máy NX10 được Samsung giới thiệu trong Hội chợ CES 2010 là sản phẩm máy ảnh ống kính rời không gương lật cạnh tranh với Panasonic và Olympus. Mẫu máy NX10 trang bị cảm biến APS-C lớn hơn, khung ngắm đi kèm là 2 điểm đặc trưng nổi bật khi mà chưa có bất bì mẫu cạnh tranh nào đưa ra.
Panasonic Lumix DMC-G2
Panasonic Lumix DMC-G2 có màn hình cảm ứng. Ảnh: Trustedreviews. |
Panasonic giới thiệu mẫu máy Lumix DMC-G2 có giá cao hơn mẫu tiền nhiệm G-10 với tính năng tương đương, chỉ với một điểm khác biệt là màn hình cảm ứng. Tuy nhiên, đây cũng là một mẫu máy đầy hứa hẹn của Panasonic.
Sony Alpha NEX-5
Sony Alpha NEX-5 cảm biến APS-C 14,2 Megapixel. Ảnh: Imaging-resources. |
Thị trường máy ảnh ống kính rời tích hợp được Panasonic và Olympus đặt nền móng vào năm 2009, nhưng đến khi Sony ra mắt Alpha NEX-5 trang bị cảm biến APS-C 14,2 Megapixel đặt trong thân máy nhỏ hơn mẫu GF1 của Panasonic đã thực sự khiến thị trường này trở nên cạnh tranh hơn.
Panasonic Lumix DMC-G10
Panasonic Lumix G10 cảm biến Live CMOS 12,1 Megapixel. Ảnh: Cnet. |
Panasonic thiết kế mẫu DMC-G10 với những kế thừa tinh túy từ dòng Micro Four Thirds G-series của mình với cảm biến Live MOS 12,1 Megapixel với giá chỉ khoảng 600 USD, biến nó thành một đối thủ cạnh tranh thứ thiệt so với các mẫu máy khác.
Lê Phương
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet