Nội dung
60 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, những di tích trong sự kiện "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" vẫn được giữ nguyên vẹn để giáo dục truyền thống yêu nước cho người dân Việt Nam.  Di tích lịch sử điện biên xưa và nay

Cầu Mường Thanh bắc qua dòng sông Nậm Rốn là cầu dã chiến do người Pháp xây dựng từ cuối năm 1953, sau cuộc nhảy dù chiếm đóng Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu

Di tích lịch sử điện biên xưa và nay

Nay hai bờ sông được xây kè sạch đẹp, dòng sông cũng được xây đập ngăn nước. Cây cầu là hiện thân của lịch sử vẫn hàng ngày phục vụ người dân qua lại.

Di tích lịch sử điện biên xưa và nay

Hầm tướng De Catries vốn là Sở chỉ huy, cơ quan đầu não của Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu

Di tích lịch sử điện biên xưa và nay

Nay toàn bộ phần mái của hầm đã được làm mới, để bảo vệ di tích trước thời tiết khắc nghiệt.

Di tích lịch sử điện biên xưa và nay

Đồi A1 là điểm cao, trái tim của chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu

Di tích lịch sử điện biên xưa và nay

Những hình ảnh xưa và nay của khu đồi này vẫn được giữ nguyên vẹn. 

Di tích lịch sử điện biên xưa và nay

Lô cốt Cây đa cụt, hay còn gọi là Ụ thằng người nằm ngay lối lên chân đồi A. Lô cốt này bị đại đội 671 tiểu đoàn 251 trung đoàn 174 đại đoàn 316 tiêu diệt lúc 1h30 ngày 7/5/1954. Ảnh: Tư liệu

Di tích lịch sử điện biên xưa và nay

Theo thời gian, cây đa không còn, nhưng vẫn còn nguyên những dấu ấn vị trí trọng yếu trong trận đánh đồi A1.

Di tích lịch sử điện biên xưa và nay

Nghĩa trang liệt sĩ A1 được xây dựng năm 1958, nằm cách điểm di tích đồi A1 vài trăm mét về phía Nam. Nơi đây có 644 ngôi mộ là những phiến đá trắng, bia trắng phẳng lì không một nét khắc tên người của những liệt sĩ vô danh . Chỉ có bốn ngôi mộ lớn, ở giữa có có bia khắc đủ họ tên của các anh hùng Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót và Trần Can. Ảnh: Tư liệu

Di tích lịch sử điện biên xưa và nay

Nghĩa trang ngày nay được nâng cấp, trang hoàng đẹp như một công viên.

Di tích lịch sử điện biên xưa và nay

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ nằm đối diện nghĩa trang liệt sĩ A1, lưu giữ trên 3.000 hiện vật tại hệ thống trưng bày và kho bảo quản, phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống đấu tranh cách mạng. Ảnh: Tư liệu

Di tích lịch sử điện biên xưa và nay

Với một diện mạo mới để chào mừng kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Bảo tàng sẽ bắt đầu hoạt động vào ngày 5/5 tới. Công trình rộng hơn 7.000m2 này bao gồm nhiều mô hình các tài liệu, hiện vật, bộ sưu tập hiện vật có liên quan sẽ khái quát sinh động cuộc kháng chiến 9 năm trường kỳ (1945-1954) chống thực dân Pháp của quân ta.

Di tích lịch sử điện biên xưa và nay

Sở chỉ huy chiến dịch Mường Phăng, cách trung tâm thành phố Điện Biên 35km. Di tích nằm trong một khu rừng nguyên sinh. Đây chính là nơi Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ họp bàn tác chiến, cũng là nơi ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái và Bộ chỉ huy chiến dịch năm xưa. Ảnh: Tư liệu

Di tích lịch sử điện biên xưa và nay

Hiện khu di tích được làm đường trải đá để du khách dễ dành tham quan hơn. Nhiều lán của các vị tướng cũng được tu sửa lại do thời tiết làm hư hại. 

Hoàng Thành


vnexpress.net

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Trạng Trình với những sấm truyền lịch sử

Cho đến nay ở Việt Nam chưa có ai sánh được danh tiếng về tài tiên tri và những sấm ký lưu truyền theo dòng lịch sử của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông giúp đỡ không chỉ riêng chúa Nguyễn dựng nghiệp lớn với 9 đời chúa, 13 đời vua, mà vạch đường cho chúa Trịnh biết cách “thờ Phật ăn oản”, cho nhà Mạc chạy về “ẩn tại Cao Bằng”. Từ đâu Trạng Trình tiên đoán về thế sự và các vùng đất “ẩn long” hoặc sẽ “vạn đại dung thân” chính xác như thế?

Xem thêm  

Thành nhà Hồ: sông phù, núi khuyết biết làm sao

Thành nhà Hồ được xây vào cuối thế kỷ 14 còn gọi là động An Tôn tọa lạc ở làng Tây Giai, huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) trên cuộc đất có thế phong thủy “còn non” mà các nhà nghiên cứu địa lý xem tựa như “con rồng đang cuộn mình nhưng chưa đủ sức bay lên”…

Xem thêm  

Bí mật tuyển “vợ” cho vua TQ xưa

Hậu cung Trung Hoa xưa, hàng ngàn mỹ nữ, trên có Hoàng hậu, dưới có cung nhân, tất cả đều được tuyển chọn từ những cô gái xinh đẹp trong dân gian. Nói đến số lượng tố nữ trong hậu cung xưa...

Xem thêm  

Câu chuyện về đất Kim Long cát tường của chúa Nguyễn

Là một cuộc đất cát tường về mặt phong thủy, Kim Long được các chúa Nguyễn chọn làm thủ phủ của Đàng Trong suốt nửa thế kỷ. Là một cuộc đất “sơn thủy hữu tình”, Kim Long còn nổi tiếng có nhiều mỹ nhân, mà đến nay hãy còn để lại câu ca: “Kim Long có gái mỹ miều – Trẫm thương trẫm nhớ, trẫm liều trẫm đi”…50.

Xem thêm