Nội dung
Khoa Cấp cứu chống độc - Bệnh viện Nhi Trung Ương - tiếp nhận một bé gái 6 tuổi trong tình trạng hết sức nguy kịch: lơ mơ, gọi hỏi không biết, mắt nhìn ngược, cổ cứng, run và cứng hai tay, người ưỡn cong.

Ngày 20/7 gia đình cho biết, khi đang chơi ở nhà, cháu tình cờ nhặt được một lọ thuốc và bóc ra uống.  Đây là lọ thuốc điều trị bệnh tâm thần phân liệt của ông nội và thường được cất trong tủ của gia đình.

Theo Ths .Bs Ngô Anh Vinh – Khoa Cấp cứu & Chống độc, thuốc Haloperridol, một loại thuốc hướng thần có thể gây các biểu hiện rối loạn thần kinh nếu uống quá liều, đặc biệt có thể gây tử vong đối với trẻ em.

Các bác sĩ  phải rửa dạ dày, cho bệnh nhi uống than hoạt tính, tích cực truyền dịch, dùng thuốc lợi tiểu và thuốc đối kháng Haloperidol. Sau 24 giờ, tình trạng cải thiện rõ rệt, cháu bé tỉnh táo hoàn toàn, hết  co cứng toàn thân, bắt đầu đi lại và ăn uống bình thường. Sau 36 giờ, cháu được ra viện trong sự vui mừng khôn xiết của gia đình.

Cứu sống bé gái ngộ độc thuốc tâm thần của người lớn

 Trẻ em uống nhầm thuốc người lớn có thể gây nên những hậu quả cực kì nghiêm trọng (Ảnh minh họa)

Các chuyên gia khuyến cáo, để tránh những tai nạn nguy hiểm như trường hợp kể trên, gia đình nên để thuốc ngoài tầm với của trẻ, tốt nhất nên có tủ thuốc riêng, khóa cẩn thận tránh việc trẻ có thể lấy và uống. Không nên cho con uống thuốc không rõ nguồn gốc hoặc không có nhãn mác rõ ràng. Cần đưa trẻ đến ngay các cở sở y tế nếu thấy có các biểu hiện bất thường.

Haloperidol là thuốc an thần kinh, dùng quá liều có thể gây ngộ độc với các triệu chứng: cứng hàm, khó nói, ưỡn cong người, run tay, cứng cổ, mắt nhìn ngược, vẹo mắt.

Các chuyên khuyến cáo, cần có tủ thuốc gia đình để cất giữ và bảo quản thuốc đúng nguyên tắc. Thuốc dùng cần được đựng trong chai lọ hoặc trong hộp có nhãn ghi rõ tên thuốc, hàm lượng, liều dùng và hạn dùng để tránh nhầm lẫn. Không nên tự chữa bệnh qua kiểu "truyền miệng" hay mách thuốc. Không nên sử dụng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ, phải sử dụng đúng theo đơn chỉ dẫn.

Ngoài ra, bạn cần phát hiện sớm những người có biểu hiện rối loạn tâm thần, trầm cảm, bị ức chế tinh thần bởi đó là những đối tượng dễ tự gây ngộ độc thuốc.

Theo PGS. TS.Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi, Bênh viện Bạch Mai cảnh báo, khi trẻ bị ngộ độc thuốc, phụ huynh nên thực hiện sơ cứu ngay bằng cách cho trẻ ói ra, sau đó nhanh chóng đưa đến bệnh viện. Tuy nhiên, việc gây ói phải đúng cách, nếu không có thể làm trầy xước đường hô hấp hoặc làm trẻ ngưng thở.

Thật ra, các ông cha, bà mẹ vì thương con, muốn con uống thuốc mà không kháng cự nên hay nói thuốc là kẹo. Thế nhưng, điều này vô tình nhiễm vào đầu óc non nớt của trẻ và dẫn đến những hành động tai hại khó lường cho chính các em. Bác sĩ Dũng  khuyên không nên nói với trẻ thuốc là kẹo để tránh những trường hợp đáng tiếc. Tốt hơn phụ huynh nên giải thích rằng uống thuốc mau hết bệnh để trẻ được đến lớp trở lại hay được đi chơi.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Cách dùng chất béo với bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong số những bệnh hay gặp của “thời hiện đại” và cuộc sống đô thị hóa.  Căn bệnh đó cũng liên quan rất mật thiết với chế độ ăn uống. Chất béo trong khẩu phần ăn đóng một vai trò đặc biệt.

Xem thêm  

4 thực phẩm giết chết ham muốn tình dục

Mối liên hệ giữa thực phẩm và đời sống chăn gối không hề mơ hồ. Nhiều nghiên cứu cho thấy một số loại thực phẩm đóng vai trò nhất định trong việc thúc đẩy ham muốn tình dục. Bên cạnh đó, nếu sử dụng quá mức, một số loại thức ăn lại giết chết ham muốn của bạn nhanh chóng.

Xem thêm  

Trúc Diễm khoe da trắng mịn màng

Chiều qua (10/11/2013) người đẹp Trúc Diễm đã góp mặt trong buổi tọa đàm về trò chơi giải trí trên thiết bị di động được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trúc Diễm lựa chọn mẫu trang phục...

Xem thêm  

Cách lựa chọn thực phẩm khôn ngoan

Để đảm bảo sức khoẻ, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ, điều kiện kinh tế, sở thích. Lựa chọn phù hợp Phù hợp với...

Xem thêm