Nội dung
Công nghệ dslr màn gương trong của sony

Sony cho hay, máy ảnh SLT của mình cho phép 70% ánh sáng đi thẳng tới cảm biến CMOS 16,2 Megapixel. Ảnh: Dpreview.

Mặc dù "thâm niên" trong lĩnh vực máy ảnh DSLR còn ít, nhưng Sony đã liên tục tung ra những sản phẩm với các công nghệ đình đám, không gì khác hơn nhằm thu hút thị phần từ các nhiếp ảnh gia khó tính vốn đã quen với những tên tuổi DSLR lâu đời.

Hai phiên bản mới đình đám nhất A55 và A33 trong loạt 4 máy DSLR vừa tung ra là những sản phẩm đầu tiên của Sony trang bị hệ thống gương lật trong Single Lens Translucent (SLT).

Điểm nổi bật của công nghệ này ở chỗ thay vì sử dụng hệ thống gương lật phản quang thông thường, gương lật được sử dụng là loại gương trong mờ, vừa phản chiếu được, vừa cho phép một phần ánh sáng xuyên qua để tới cảm biến. Kiểu thiết kế vừa phản chiếu vừa cho xuyên của gương lật mới cho phép máy ảnh DSLR có thể ở chế độ LiveView toàn thời gian với tốc độ chụp liên tục được đẩy lên tới 10 khung hình/giây (do không tốn thời gian lật gương), trong khi tốc độ lấy nét vẫn đảm bảo, nhờ cơ chế lấy nét theo pha qua ánh sáng phản chiếu từ gương lật như trên DSLR truyền thống.

Một điều thú vị là phần ánh sáng phản chiếu của gương trong suốt SLT chỉ dùng cho cảm biến nét chứ không qua lăng kính để ra khung ngắm quang. Vì thế mà cả hai phiên bản A55 và A33 đều chỉ dùng khung ngắm điện tử (độ phângiải 1,44 triệu điểm ảnh), biến đây trở thành những máy ảnh DSLR đầu tiên dùng khung ngắm vốn chỉ dành cho các máy ảnh ống kính liền trước đây.

Công nghệ dslr màn gương trong của sony

Máy phim Pellix của Canon. Ảnh: Pacificrimcamera.

Thực ra, công nghệ gương lật trong suốt mà Sony phát triển không phải là hoàn toàn mới. Với tên gọi Pellicle Mirror (màn gương trong mờ), công nghệ này lần đầu được ứng dụng trên phiên bản máy phim Pellix của Canon năm 1965. Bằng việc để cho ánh sáng xuyên qua tới phim trong khi vẫn có một phần ánh sáng phản chiếu lên cảm biến nét và khung ngắm quang, máy ảnh sẽ đẩy nhanh được tốc độ chụp ảnh nhờ không tốn thời gian chờ gương lật lên hạ xuống. Công nghệ này còn giúp người chụp có thể thấy nét liên tục ngay kể cả khi chụp ảnh chứ không bị ngắt đoạn do quá trình gương lật lên để ánh sáng vào phim.

Tuy nhiên, một trong số hạn chế của hệ thống gương Pellicle là do không phải thuần gương nên ánh sáng phản chiếu lên khung ngắm quang sẽ tối và mờ hơn, dẫn tới việc nếu chụp ở độ mở nhỏ (như f/16), ánh sáng sẽ yếu đến nỗi khó có thể xác định rõ đối tượng định chụp. Thêm vào đó, các máy DSLR dòng chuyên nghiệp kể cả khi dùng gương lật vẫn có thể chụp với tốc độ cao. Vì thế, công nghệ gương lật Pellicle chỉ tồn tại đến phiên bản máy phim chuyên nghiệp Canon EOS 1n RS năm 1995.

Hai phiên bản A55 và A33 của Sony đã làm sống dậy vinh quang của công nghệ gương Pellicle bằng việc khắc phục nhược điểm ánh sáng yếu nhờ ứng dụng khung ngắm điện tử để hỗ trợ hiển thị hình ảnh chi tiết hơn thay vì giữ lại khung ngắm quang. Tận dụng được lợi thế chụp liên tục tốc độ cao với lần lượt là 10 và 7 khung hình/giây, hai phiên bản mới có tốc độ còn nhỉnh hơn cả Nikon D90 (4,5 khung hình/giây) và Canon EOS 50D (6,3 khung hình/giây).

Việc bỏ khung ngắm quang, thay bằng khung ngắm điện tử cũng giúp Sony giảm kích thước DSLR mới một cách đáng kể. Không cần tốn không gian cho thấu kính pentapsism trên DSLR truyền thống, Sony cho biết phiên bản A33 nhẹ hơn bản A550 khoảng 26% và có kích thước chỉ 137 x 104 x 84 mm.

Công nghệ dslr màn gương trong của sony

Sony đang đưa nhiều tính năng hiện đại vào máy ảnh DSLR của mình để cạnh tranh với Nikon và Canon. Ảnh: Dpreview.

Với việc tạo nên đột phá từ công nghệ cũ, Sony đang muốn khẳng định tham vọng tiến xa hơn trong phân khúc DSLR, thu hút khách hàng từ tay các đại gia truyền thống như Nikon hay Canon. Bằng việc vừa áp dụng công nghệ gương trong mờ, khắc phục nhược điểm bằng khung ngắm điện tử, bổ sung tính năng gán vị trí cho ảnh qua GPS và quay phim Full HD tốc độ cao, Sony đang muốn khuấy động một cuộc đua mới trong việc tìm kiếm lại vinh quang cho công nghệ gương Pellicle trên những dòng máy chuyên nghiệp sau này.

Nguyễn Hà

 

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Leica M-RED edition giá 1.8 triệu đô

siêu phẩm này do Jonathan Ive thiết kế đặc biệt, được sản xuất dành cho cuộc đấu giá từ thiện (RED) Global Fund của ca sĩ Bono thuộc ban nhạc U2. Sản phẩm sử dụng vỏ nhôm nguyên khối với hơn 21.900...

Xem thêm  

Sony A7R và Nikon Df, chọn cái nào?

​ Nikon Df - chiếc máy ảnh có cảm biến ảnh FX full-frame mới nhất của Nikon đang được nhiều người chờ đợi vì sự độc đáo trong dòng DSLR của nó. Đó là sự kết hợp phong cách cổ điển của Nikon...

Xem thêm  

Máy ảnh không dùng để chụp ảnh

Model máy ảnh độc đáo có phần " bội thực " này có tên Konstruktor từ một hãng máy ảnh không kém phần duyên dáng là Lomo. Những model máy ảnh khác của Lomo đa số đều có kiểu dáng " lạ đời " và sử...

Xem thêm