Nội dung

Sự khác biệt chủ yếu giữa DSLR Full Frame và DSLR thường là kích cỡ cảm biến. Kích cỡ cảm biến của Full Frame bằng đúng kích cỡ của tấm phim thời analog ngày xưa 36 x 24 mm, trong khi đó, kích cỡ của máy số ống kính rời thông thường thì tùy theo từng hãng mà khác nhau, nhưng nói chung, đều trong khoảng 22,3 x 14,9 mm đến 23,6 x 15,8 mm. Tùy theo kích cỡ nhỏ hơn bao nhiêu mà máy ảnh sẽ có crop-factor tỷ lệ theo đó, thường là từ 1,3x tới 1,6x. Crop factor có tác dụng hai mặt. Một mặt nó khiến cho các ống góc rộng bị hẹp đi, ví dụ, với crop factor của cảm biến APS-C là 1,6x thì khi lắp ống 14 mm tiêu cự sẽ thành 22,4 mm. Nhưng mặt khác, nó lại làm cho ống tele được dài ra, ví dụ ống 200 mm sẽ thành 320 mm.

Tuy nhiên, thực sự những thông số này cũng không quá quan trọng bằng chất lượng hình ảnh. Do cảm biến kích thước lớn hơn nên chất lượng hình ảnh của các máy DSLR Full-Frame tốt hơn, ít hạt hơn và có dải màu rộng hơn do cảm biến có nhiều không gian hấp thụ ánh sáng hơn. Mặt khác, các máy DSLR Full-Frame thường được đầu tư kỹ càng hơn, vì thế hoạt động rất ổn định, nhiều tính năng tiên tiến và nhất là tốc độ chụp ảnh rất nhanh, phù hợp với những người yêu thích chụp thể thao hay các cảnh hành động.

Với mức giá đã trở nên khá hấp dẫn, chỉ từ 2.500 USD tới 3.500 USD, bạn hoàn toàn đã có thể nâng cấp lên Full Frame với nhiều tính năng tiên tiến hơn hẳn. Dù cho kích thước và trọng lượng có cồng kềnh hơn. Nhưng nếu không quá quan tâm đến vấn đề này mà chỉ muốn chất lượng hình ảnh thì bạn hoàn toàn có thể nghĩ đến việc lựa chọn những DSLR Full Frame sáng giá dưới đây.

1. Canon EOS 5D Mark II

Có nên sắm dslr full frame

Canon EOS 5D Mark II. Ảnh: Newphotoguide.

Ưu: Khả năng quay phim Full HD, chất lượng hình ảnh rất ấn tượng kể cả với ISO cao, cảm giác tay cầm chắc chắn, công nghệ sử dụng pin thông minh.

Nhược: Không đi kèm cáp HDMI, tốc độ zoom khi xem lại ảnh cần nhanh hơn, nút nguồn chưa hợp lý.

Nhận xét: EOS 5D Mark II là dòng Full-Frame mới nhất của Canon với nhiều tính năng tiên tiến mà giá cả lại hợp lý, rất phù hợp với những tay máy amateur đang muốn nâng cấp, nhất là bên cạnh khả năng chụp ảnh hoàn hảo còn có them chức năng quay phim HD thú vị.

2. Nikon D700

Có nên sắm dslr full frame

Nikon D700. Ảnh: Digitalreview.

Ưu: Chất lượng ảnh rất tốt kể cả ở ISO 6.400, tốc độ lấy nét nhanh kể cả trong điều kiện thiếu sáng, thiết kế sinh thái học rất tốt.

Nhược: Khá nặng nề, độ phân giải còn chưa tương xứng với đẳng cấp, khung nhìn chỉ được 95% khuôn hình và không thay được khung nhìn căn nét, đôi khi có vấn đề về cân bằng trắng trong điều kiện ánh sáng nhân tạo.

Nhận xét: nếu như không quá quan tâm đến độ phân giải cao, quay phim hay tốc độ siêu nhanh thì Nikon D700 là một lựa chọn khá hoàn hảo cho việc nâng cấp với một mức giá khá hợp lý.

3. Sony Alpha DSLR-A900

Có nên sắm dslr full frame

Sony Alpha A900. Ảnh: DSLRad.

Ưu: Độ phân giải cao, tính năng chống rung tích hợp trong cảm biến, khung nhìn hợp lý, phụ kiện nhiều.

Nhược: Không khóa điểm lựa chọn nét được, nút Intelligent Preview dễ bị bấm nhầm, không xem được ảnh sống, gương lật ồn.

Nhận xét: Sony Alpha DSLR-A900 cũng là một mẫu Ful Frame đáng để mắt với độ phân giải cao nhưng còn thiếu nhiều tính năng tiên tiến của dòng chuyên nghiệp trong khi mức giá lại không phải là thấp.

4. Canon EOS 5D  

Có nên sắm dslr full frame

Canon EOS 5D. Ảnh: Digital Picture.

Ưu: Độ phân giải tốt, màn hình 2,5 inch hợp lý, xử lý hạt tại ISO cao tốt.

Nhược: Chất lượng thiết kế và cấu hình vẫn chưa xứng tầm chuyên nghiệp, ảnh đoi khi vẫn bị viền tím ở vùng sáng, tự động cân bằng trắng chưa chuẩn.

Nhận xét: Dù xuất hiện khá lâu nhưng EOS 5D vẫn xứng đáng để nâng cấp nhờ chất lượng hình ảnh rất tốt và mức giá đã hạ xuống rất nhiều.

Nguyễn Hà (theo Cnet)

 

 

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Leica M-RED edition giá 1.8 triệu đô

siêu phẩm này do Jonathan Ive thiết kế đặc biệt, được sản xuất dành cho cuộc đấu giá từ thiện (RED) Global Fund của ca sĩ Bono thuộc ban nhạc U2. Sản phẩm sử dụng vỏ nhôm nguyên khối với hơn 21.900...

Xem thêm  

Ống kính DSLR ngụy trang

Super Secret Spy là ống kính chụp ảnh với thiết kế của kính tiềm vọng, cho phép chụp các bức ảnh mà đối tượng không hề hay biết.

Xem thêm  

Sony A7R và Nikon Df, chọn cái nào?

​ Nikon Df - chiếc máy ảnh có cảm biến ảnh FX full-frame mới nhất của Nikon đang được nhiều người chờ đợi vì sự độc đáo trong dòng DSLR của nó. Đó là sự kết hợp phong cách cổ điển của Nikon...

Xem thêm  

Máy ảnh không dùng để chụp ảnh

Model máy ảnh độc đáo có phần " bội thực " này có tên Konstruktor từ một hãng máy ảnh không kém phần duyên dáng là Lomo. Những model máy ảnh khác của Lomo đa số đều có kiểu dáng " lạ đời " và sử...

Xem thêm