Không chỉ xuất hiện trong suốt quá trình mang thai mà táo bón còn là triệu chứng thường gặp với nhiều bà mẹ sau khi sinh con. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến bệnh trĩ, sa tử cung, nứt hậu môn và một loạt các biến chứng khác ảnh hưởng nhiều đến công việc và sinh hoạt sau này.
Ảnh minh họa
Nguyên nhân của chứng táo bón sau sinh:
Khi đã hạ sinh con, cơ thể người mẹ bị tụt mất rất nhiều năng lượng và nguồn dưỡng chất quan trọng, khiến cho các chức năng của thành ruột kém đi, các cơ bụng tạm thời trong trạng thái “bất lực”, khiến các chất cặn cần đẩy ra ngoài lưu trú trong ruột thời gian dài, không có đủ độ ẩm để đẩy ra ngoài.
Sau sinh đồng nghĩa với mất nhiều máu khí huyết mất thăng bằng, nước và tân dịch suy hao ảnh hưởng tới chức năng của đường ruột, phân bị khô gây nên táo bón
Sau thời gian mang thai, cơ bắp ở vùng xương chậu hoạt động yếu đi, chức năng đại tiện yếu theo.
Những tháng cuối thai kỳ, người mẹ ít vận động, dẫn đến hoạt động của ruột cũng giảm, gây táo bón. Chưa kể, vào những tháng cuối, chúng ta lại bổ sung nhiều chất đạm, chất béo, chế độ ăn uống chưa hợp lý… dẫn đến thừa sắt, từ đó càng làm chứng táo bón sau sinh trầm trọng hơn.
Các biện pháp khắc phục:
Việc cần đầu tiên sau khi sinh là bạn bắt đầu ăn uống lại với các món dễ ăn lại giàu dinh dưỡng, như cháo.
Bổ sung thêm nhiều chất xơ cho cơ thể, đặc biệt là uống đủ nước vừa giúp nhiều sữa vừa tạo điều kiện cho đường ruột hoạt động đẩy các chất cặn bã ra ngoài.
Nên vận động nhẹ nhàng trở lại. Tránh nằm hoặc ngồi lâu càng dễ bị táo bón.
Quan trọng nhất là bạn hãy gạt bỏ tâm lý sợ hãi mỗi khi có nhu cầu đại tiện. Hãy thoải mái, thả lỏng cơ thể có khi dễ dàng hơn.
Nếu chứng táo bón nặng, bạn có thể nhờ đến bác sĩ để được tư vấn cách chữa trị như dùng thuốc, đường sữa…
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet