Đeo một chiếc đồng hồ với giá như đeo cả vài cái ô tô trên tay không hẳn chứng tỏ chính chủ đã chạm tới đỉnh cao, hay có niềm đam mê đầy cá tính so với thiên hạ.
CHIẾC ĐỒNG HỒ SANG NHẤT GIÁ BAO NHIÊU?
Một thực tế người Việt ngày càng dễ chạm tay đến những thương hiệu đồng hồ được số đông biết đến, số đông ngưỡng mộ: Patek Phillippe, Vacheron Constantin, Girard Perragaux, Breguet… Phải có tiền mới chơi được đồng hồ, đây là câu chuyện chung không chỉ ở Việt Nam. Người chuộng đồng hồ là giới quan chức, doanh nhân, nghệ sỹ, thợ kim hoàn hay những thiếu gia mới lớn… Chủ tịch Hội đồng Quản trị của một ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất nhì Việt Nam diện chiếc đồng hồ Daniel Roth Tourbillon 08 ngày, trị giá 160 nghìn USD. Hay có cựu Phó Chủ tịch UBND một thành phố khi về hưu, ngay lập tức đeo chiếc đồng hồ Rolex có giá trị 20 nghìn USD, so sánh với khi còn đương chức, vị này chỉ thường xài đồng hồ Tissot giá 500 USD.
Chiếc đồng hồ trổ hình chú Rồng uốn lượn trong mặt đồng hồ của hãng Speake Marin, tên gọi là “Long Vương”, toàn bộ hình Rồng được làm từ vàng khối 18K, phần nền mầu xanh được chế tác từ khối ngọc phỉ thuý, đồng hồ này có giá bán lẻ là 47.000USD.
Ulysse Nardin… Bên cạnh thú chơi xe, chơi chó v.v…, thú chơi đồng hồ đeo tay trở nên thịnh hành và trở nên có dấu ấn hơn. Một ông bầu bóng đá nổi tiếng đeo chiếc đồng hồ hiệu Patek Phillippe. Một nữ ca sỹ – người mẫu được đánh bóng bởi vẻ ngoài giàu sang hơn là khả năng làm nghề, không quên xuất hiện khoe triệt để từng chiếc đồng hồ hiệu: Vacheron Constantin, Jaeger Le Coultre, BVLGARI…
Có doanh nhân nọ đi gặp đối tác nước ngoài, tự tin diện trên tay chiếc đồng hồ Rolex nạm đá lấp lánh. Hôm sau, anh nhận được lời mời dùng bữa tối với đối tác, để nhận được một lời góp ý chân thành: mục đích bữa ăn tôi mời anh, chỉ để nói: chiếc đồng hồ này không phù hợp! Sòng phẳng và thực tế, một lãnh đạo làm trong lĩnh vực tài chính không thể đeo một chiếc đồng hồ lặn (diver watch) to xù, một trưởng phòng năng động trong ngân hàng không thể đeo chiếc đồng hồ mỏng, lên dây khi gặp bất kỳ một đối tác nào tương đương. Đồng hồ không còn là sở thích vì nó còn mang nhiệm vụ đại diện cho tính cách, địa vị của chính người đeo nó trên tay.
Trên các diễn đàn chơi đồng hồ quốc tế (thepurist, watchuseek hay timezone), những tên nick đến từ Việt Nam cũng dần dần xuất hiện. Ra khỏi thế giới ảo, tín đồ đồng hồ đeo tay lại lùng sục những tấm vé ưu đãi để dành tiền thường xuyên qua lại những thị trường tiêu thụ đồng hồ lớn nhất mà thế giới đã xếp hạng theo thứ tự: Hong Kong, Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc, Singapore… Người chơi có thể hào hứng kể về những đêm hội ra mắt bộ sưu tập đồng hồ theo mùa Xuân, Hạ hay Thu, Đông, không kém gì hình thức các thương hiệu thời trang thường tổ chức.
Dù thú chơi dừng lại ở những cá nhân có điều kiện, không phát triển cộng đồng lớn mạnh tại Việt Nam, nhưng bên cạnh quan niệm “đắt là xịn”, đang có một sự tìm tòi lẩn khuất ở những câu chuyện về thương hiệu khi chơi đồng hồ. Tại sao chiếc đồng hồ Patek Phillippe lại đắt thế, tại sao người nào thành đạt có danh vọng đều muốn sở hữu nó?
Một hành trình chơi đồng hồ hoàn hảo được nhiều thành viên người Việt trên các diễn đàn quốc tế gạch đầu dòng: đầu tiên có thể hướng tới thương hiệu, giá thành. Cho đến khi “đắt không thành vấn đề”, chiếc đồng hồ lại không còn là câu chuyện của 3 loại kim: báo giờ, giây, phút. Độ phức tạp (complicate) và độ hoàn hảo của đồng hồ khi đó là là một nấc quyết định mới, khẳng định sự khác biệt và khoảng cách giữa một chiếc 70 USD với chiếc giá 70 nghìn USD.
“Nấc thang cuối cùng mà những khách hàng, những người bạn chơi đồng hồ như tôi thường hướng đến, cuối cùng, là một chiếc đồng hồ có dấu ấn, đại diện cho một tính cách, tinh thần tới mức người đeo có thể hãnh diện và tự hào với nó!”, ông Vũ Trường Giang khẳng định.
“MÁY ĐO THỜI GIAN” DẤU ẤN VIỆT
Khi những hãng đồng hồ thách thức sự hiểu biết của người sử dụng, tung ra những bộ sưu tập ẩn chứa ý nghĩa như những tác phẩm nghệ thuật, những tín đồ buộc phải có khả năng tinh tế và cả rất nhiều tính thực dụng trong cách chọn lựa. Anh Vũ Trường Giang nói: “Khi tôi 20, tôi có điều kiện mua một chiếc đồng hồ Swatch giá 70 USD. Lĩnh tháng lương đầu tiên tôi lại mơ ước một chiếc Omega 2.000 USD. Chơi vì có tiền, chơi vì ham tính phức tạp, chơi vì mê mẩn độ hoàn thiện (gia công, tính thất truyền, tính đơn chiếc…) của đồng hồ, nhưng sau cùng phải là chơi đồng hồ như thưởng thức một tác phẩm để đời.
Một tiến trình như thế đã xảy ra ở một số người chơi đồng hồ Việt. Nổi tiếng là câu chuyện về một nhà sưu tập đồng hồ đất Hà thành chơi mạnh đến mức vay một khoản tiền lớn để sở hữu gần 40 chiếc đồng hồ đeo tay của hãng Patek Phillippe (với mức giá thông thường 20 nghìn USD/ chiếc). Một ngày đổi gout, anh bán đi toàn bộ sưu tập của mình, từ bỏ cả thương hiệu mình đang chơi để chạm tay vào một nấc thang giá trị mới mà bất kỳ thú chơi hàng xa xỉ phẩm nào cũng có: đồng hồ theo đơn đặt hàng (made by order).
“Những chiếc đồng hồ mang dấu ấn cá nhân với giá thành khủng khiếp, tối thiểu gấp năm lần giá thông thường”, anh Vũ Trường Giang nói. Tự loại dần mình khỏi những cuộc đua về giá trị thương hiệu hay giá thành, đường đi của một người chơi đồng hồ đeo tay kết thúc ở việc khao khát thấy một sản phẩm có dấu ấn cá nhân. Đó cũng là thay đổi lớn nhất của một người chơi thực thụ, khi đưa được cái tôi vào trong sản phẩm mình đam mê.
Cảm nhận được khao khát với những chiếc đồng hồ cá tính Việt, hãng Speake Marin đã cho ra mắt chiếc đồng hồ vàng hồng Serpent Calendar 18k, với giá bán 40 nghìn USD, có khắc chính bản đồ Việt Nam với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa nổi bật bên sườn đồng hồ, với số lượng toàn cầu là 2 chiếc. Phần bản đồ được Kees Engelbarts, nghệ sỹ điêu khắc kim loại hàng đầu của Thụy Sĩ điêu khắc và Peter Speake Marin, nhà thiết kế đồng hồ độc lập, chủ hãng tận tay chế tác.
Được đồng thời săn tìm là chiếc đồng hồ Speake Marin mặt trống đồng bán 18 chiếc trên thị trường Việt Nam với giá 900 triệu đồng. Chọn số 18 để liên hệ tới 18 vị vua Hùng, mặt đồng hồ được chế tác tinh xảo với các họa tiếng trống đồng Đông Sơn: chim hạc, mặt trời, cảnh sinh hoạt của người dân Việt cổ. 12 chú chim hạc đặt trùng vị trí 12 giờ trên mặt đồng hồ, với từng mặt số giờ như thế người thợ phải cần khoảng 2 tháng để tinh chế. Người chơi đồng hồ có thể sắm thêm cho đủ bộ sưu tập Việt Nam với chiếc bút Grayson Tighe (chỉ có 4 chiếc), chạm khắc nổi hình bản đồ Việt Nam trên thân bút ấn tượng bằng san hô đỏ tự nhiên quý hiếm. Hay chiếc hộp nhạc cơ khí Reuge có hình bản đồ Việt Nam khắc bên ngoài, chơi những nốt nhạc của Tiến quân ca, với số lượng 88 chiếc.
Cơ hội cho người Việt đam mê đồng hồ đeo tay với lòng tự hào mang dấu ấn dân tộc, tiếp tục được chắp cánh bởi những sáng tạo.
TỪNG CÓ QUAN HỆ BẠN BÈ VỚI MỘT SỐ NHÀ SẢN XUẤT ĐỒNG HỒ ĐỘC LẬP DANH TIẾNG CỦA THỤY SĨ, ANH VŨ TRƯỜNG GIANG, ĐẠI DIỆN HÃNG MOBIADO TẠI VIỆT NAM VÀ ĐÔNG DƯƠNG CHỈ VÀO BỨC ẢNH THỦ TƯỚNG NGA DIMITRI MEDVEDEV ĐEO CHIẾC ĐỒNG HỒ LỊCH VẠN NIÊN CỦA HÃNG SPEAKE MARIN, MẪU ĐỒNG HỒ CƠ KHÍ SIÊU PHỨC TẠP MÀ HÃNG NÀY CHỈ LÀM CÓ 25 CHIẾC, TRONG ĐÓ CÓ MỘT CHIẾC THIẾT KẾ RIÊNG CHO NGÀI MEDVEDEV KHI CÒN ĐƯƠNG CHỨC TỔNG THỐNG NGA. “ĐIỀU NÀY CHƯA HẲN THỂ HIỆN NHÀ CHÍNH TRỊ NÀY QUAN TÂM HAY CÓ THÚ CHƠI ĐỒNG HỒ. NHƯNG ĐẰNG SAU ĐÓ HẲN PHẢI CÓ MỘT TẬP THỂ NHỮNG CHUYÊN GIA NGHIÊN CỨU ĐỒNG HỒ TƯ VẤN HÌNH ẢNH CHO ÔNG TA”, ANH TRƯỜNG GIANG NHẬN ĐỊNH.
VỚI MỘT VỊ TỔNG THỐNG QUYỀN UY NHƯNG TRẺ TRUNG VÀ “NGHIỆN” NHẠC ROCK, NGOÀI VIỆC ĐẢM BẢO TẤT CẢ NHỮNG YẾU TỐ BÁO THỜI GIAN: NĂM, THÁNG, NGÀY, GIỜ, CHIẾC ĐỒNG HỒ SPEAKE MARIN VỚI PHẦN VỎ VÀ KHÓA DÂY ĐỒNG HỒ ĐƯỢC CHẾ TÁC TỪ VÀNG NGUYÊN KHỐI, MẶT SỐ ĐƯỢC LÀM BẰNG LỚP MEN ENAMEL VĨNH CỬU. VÀ ĐẶC BIỆT HƠN CẢ LÀ BỘ MÁY LỊCH VẠN NIÊN TINH XẢO VỚI CHỨC NĂNG BÁO CHÍNH XÁC NĂM NHUẬN, LUÔN HOẠT ĐỘNG BỀN BỈ VÀ TÔN TÍNH SANG TRỌNG VÀ QUYỀN UY CHO CHỦ NHÂN.
ĐƯỢC BIẾT, NGOÀI NGÀI THỦ TƯỚNG NGA THÌ KHÁCH HÀNG CỦA HÃNG SPEAKE MARIN CÒN CÓ QUỐC VƯƠNG MALAYSIA, MỘT SỐ TỶ PHÚ VÀ TÀI PHIỆT CỦA MỸ, MEXICO, SINGAPORE, HONGKONG LÀM NÊN THƯƠNG HIỆU CHUYÊN SẢN XUẤT ĐỒNG HỒ CHO “VUA” CỦA HÃNG NÀY.
NGƯỢC LẠI, MỘT TRONG NHỮNG NHÀ LÃNH ĐẠO “GIẢN DỊ” NHẤT VỀ ĐỒNG HỒ, LẠI LÀ TỔNG THỐNG MỸ ĐƯƠNG NHIỆM BARACK OBAMA. ÔNG TRUNG THÀNH VỚI MỘT CHIẾC ĐỒNG HỒ TAG HEUER TRONG KHOẢNG THỜI GIAN HƠN 10 NĂM (TỪ GIỮA NHỮNG NĂM 90 ĐẾN 2007) CHO ĐẾN KHI CHUYỂN SANG MỘT CHIẾC ĐỒNG HỒ CHỈ CÓ GIÁ 325 USD. ĐÂY LÀ MÓN QUÀ TỪ MẬT VỤ MỸ MỪNG SINH NHẬT THỨ 46 CỦA TỔNG THỐNG, ĐƠN VỊ BẢO VỆ ÔNG TRONG SUỐT CHIẾN DỊCH VẬN ĐỘNG TRANH CỬ, MỘT CHIẾC ĐỒNG HỒ LỚN MÀU ĐEN ĐƯỢC MUA TẠI CHI NHÁNH NHÃN HÀNG RIÊNG (PRIVATE LABEL) CỦA JORG GRAY CHỈ SẢN XUẤT CHO RIÊNG NHÂN VIÊN TRONG ĐƠN VỊ. NHƯNG VÀO NGÀY 10-9-2009, KHI LÊN NHẬN GIẢI NOBEL HÒA BÌNH, TỔNG THỐNG OBAMA ĐEO LẠI CHIẾC TAG-HEUER THƯỞ HÀN VI CỦA MÌNH, NHƯ HÌNH ẢNH MỘT VỊ TỔNG THỐNG CHUNG THỦY VỚI PHU NHÂN NHƯ CHUNG THỦY VỚI ĐỒNG HỒ, HAY NGƯỢC LẠI.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet