Nội dung
“Đến thời điểm hiện tại, tỉ lệ trẻ tiêm vắc xin viêm gan B giảm mạnh, chỉ có khoảng 20%. Nếu số trẻ tiêm chủng thấp như vậy sẽ rất khó khống chế virus viêm gan B”, GS.TS. Nguyễn Trần Hiển, Chủ nhiệm Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia lo ngại.

Theo GS. Hiển, mặc dù nguyên nhân tử vong của 3 trẻ sơ sinh sau tiêm vắc xin viêm gan B tại tỉnh Quảng Trị (tháng 7/2013) được xác định là không phải do vắc xin nhưng tỷ lệ trẻ tiêm vắc xin viêm gan B mũi sơ sinh (24 giờ đầu sau sinh) ở nước ta từ đó tới nay vẫn quá thấp chỉ đạt khoảng 20%.

“Nếu tỷ lệ tiêm chủng thấp như hiện nay, chúng ta rất khó khống chế được nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ, từ đó tỷ lệ xơ gan và ung thư gan sẽ tăng trong thời gian tới”, Giáo sư Hiển nói.

Giáo sư Hiển cho biết, năm 2012 tỉ lệ tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh là 75%. Đến năm 2013, tỉ lệ tiêm vắc xin viêm gan B mũi sơ sinh đạt 56%. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại năm 2014 tỉ lệ trên giảm mạnh (chỉ còn khoảng 20%).

Chỉ 20 trẻ sơ sinh được tiêm vắc xin viêm gan b

Mặc dù nguyên nhân tử vong của 3 trẻ sơ sinh sau tiêm vắc xin viêm gan B tại Quảng Trị không do vắc xin nhưng tỉ lệ tiêm chủng vẫn sụt giảm.

Hàng năm, ít nhất có khoảng 1 triệu người trên thế giới tử vong do xơ gan và ung thư gan. Việt Nam là nước có tỷ lệ bệnh viêm gan B cao đặc biệt tỷ lệ mang virus viêm gan B ở phụ nữ có thai và ở trẻ em.

Tiêm chủng vắc-xin viêm gan B cho trẻ trong 24 giờ nhằm mục đích phòng chống lây truyền virut viêm gan B từ mẹ sang con.

GS.TS Nguyễn Trần Hiển cũng cho biết, các kết quả đánh giá nguyên nhân các phản ứng sau tiêm của các vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng thời gian qua cho thấy không liên quan đến chất lượng vắc xin, mà chủ yếu do trùng hợp ngẫu nhiên với các bệnh lý khác sẵn có của trẻ tại thời điểm sau tiêm chủng.

Chất lượng và độ an toàn của vắc xin sử dụng trong chương trình này đều đã được kiểm định trong nước và quốc tế, chất lượng không khác gì so với các vắc xin sử dụng trong tiêm chủng dịch vụ. Trong quá trình tiêm vắc xin cần phải theo dõi trẻ cẩn thận, nếu trẻ có dấu hiệu bất thường, phải được xử lý kịp thời.

Theo các chuyên gia y tế, tiêm vắc-xin viêm gan B càng sớm hiệu quả càng cao, với mũi tiêm trong 24 giờ sau sinh có khả năng phòng được 85-90%. Các trường hợp lây truyền từ mẹ sang con. Hiệu quả phòng ngừa sẽ giảm dần theo từng ngày từ 50-57% và không đạt được nếu tiêm sau 7 ngày.

Các chuyên gia khuyến cáo, chất lượng vắc xin vào Việt Nam đều được Bộ Y tế kiểm tra và đảm bảo, tính an toàn được chấp nhận. Tuy nhiên, tiêm vắc xin dịch vụ hay không dịch vụ vẫn có tỉ lệ phản ứng phụ xảy ra như nhau. Các bà mẹ nên đưa trẻ tiêm chủng đúng lịch để khống chế virus.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Cách dùng chất béo với bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong số những bệnh hay gặp của “thời hiện đại” và cuộc sống đô thị hóa.  Căn bệnh đó cũng liên quan rất mật thiết với chế độ ăn uống. Chất béo trong khẩu phần ăn đóng một vai trò đặc biệt.

Xem thêm  

Trúc Diễm khoe da trắng mịn màng

Chiều qua (10/11/2013) người đẹp Trúc Diễm đã góp mặt trong buổi tọa đàm về trò chơi giải trí trên thiết bị di động được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trúc Diễm lựa chọn mẫu trang phục...

Xem thêm  

Cách lựa chọn thực phẩm khôn ngoan

Để đảm bảo sức khoẻ, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ, điều kiện kinh tế, sở thích. Lựa chọn phù hợp Phù hợp với...

Xem thêm