Nội dung
Thức ăn hằng ngày chỉ cần đủ để cung cấp năng lượng, giúp hoạt động của cơ thể và duy trì sự sống. Cơ thể có những thay đổi về sinh lý và bệnh lý mà tình trạng thường gặp là suy dinh dưỡng hơn là thừa cân. Nhu cầu năng lượng giảm 30% so với tuổi 20 nên ăn ít hơn. Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, người trên 60 tuổi chỉ cần 1.900 kcal/ngày ở nam và 1.800 kcal/ngày ở nữ. Điều chủ yếu là cung cấp thức ăn thích hợp với khả năng tiêu hóa và hấp thu của cơ thể.
Chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi
 Ảnh minh họa
Nhóm glucid (bột đường): Có 2 loại là hấp thu nhanh và chậm. Nhóm hấp thu nhanh như fructose, glucose, saccharose; nhóm hấp thu chậm gồm tinh bột và glycogen. Ở người cao tuổi, sự dung nạp glucid kém nên cần hạn chế các loại đường hấp thu nhanh có trong mía, bánh kẹo, nước ngọt, nước tăng lực. Nên dùng thức ăn chứa tinh bột như cơm, nui, bún, mì, khoai.
Nhóm protid (chất đạm): Có trong thịt, cá, trứng, sữa. Ở người cao tuổi, khả năng tiêu hóa và hấp thu đạm kém, khả năng tổng hợp protein của cơ thể giảm, albumin trong máu giảm, dễ xảy ra tình trạng thiếu đạm. Quá trình phân hủy chất đạm tại ruột tạo ra các chất thải và độc tố, nếu táo bón thường xuyên, các vi sinh vật gây thối rữa sẽ phát triển làm đầy hơi, lâu ngày sẽ làm dạ dày và cả cơ hoành tim, phổi bị chèn ép gây chán ăn, khó thở hay mệt. Vì vậy nên hạn chế thịt, nhất là thịt mỡ, thay bằng cá, đậu nành, đậu đũa, đậu cô ve và các loại thực phẩm có chứa đạm dễ tiêu (phải nấu kỹ).
Chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi
 Ảnh minh họa
Nhóm lipid (chất béo): Gồm axít béo và ester của cholesterol.
Axít béo gồm 2 loại:
- Loại no, có trong mỡ động vật.
- Loại không no, có trong dầu thực vật, cá.
Người cao tuổi nên dùng loại axít béo không no, nhất là axít linolenic, có nhiều trong đậu nành, dầu hạt cải, cá béo, tảo, rong biển; còn axít linoleic có trong dầu mè, dầu đậu nành, dầu đậu phộng, dầu hướng dương... được xem là có tác dụng phòng chống bệnh tim mạch.
Cholesterol là chất chủ yếu cấu tạo màng tế bào và là nguyên liệu tạo thành các nội tiết tố giới tính. Thừa cholesterol dễ gây xơ vữa động mạch và tắc mạch (nguy hiểm nhất là mạch não và mạch vành tim) nhưng thiếu cũng sẽ làm màng tế bào yếu, dễ gây xuất huyết.
Vitamin, chất khoáng và nước: Người cao tuổi thường giảm nhạy cảm với khát nên dễ bị thiếu nước. Vì vậy cứ 1-2 giờ nên uống 1-2 ngụm nước trà loãng hay nước đun sôi để nguội, uống thường xuyên dù không thấy khát. Bổ sung vitamin C, B và các khoáng chất canxi, kali tốt hơn là từ củ quả, rau, sữa không béo.
Muối: Ăn mặn dễ bị bệnh cao huyết áp. Liều lượng nên dùng là 3-5 g/ngày.
Theo nld.com.vn

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Trúc Diễm khoe da trắng mịn màng

Chiều qua (10/11/2013) người đẹp Trúc Diễm đã góp mặt trong buổi tọa đàm về trò chơi giải trí trên thiết bị di động được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trúc Diễm lựa chọn mẫu trang phục...

Xem thêm  

Cách lựa chọn thực phẩm khôn ngoan

Để đảm bảo sức khoẻ, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ, điều kiện kinh tế, sở thích. Lựa chọn phù hợp Phù hợp với...

Xem thêm  

Ăn dưa chuột tăng nguy cơ lão hóa sớm

Dưa chuột (dưa leo) là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Không thể phủ nhận lợi ích của dưa chuột bởi trong loại quả này có tính mát, giàu vitamin có lợi cho cơ thể. Tuy...

Xem thêm  

Cách dùng chất béo với bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong số những bệnh hay gặp của “thời hiện đại” và cuộc sống đô thị hóa.  Căn bệnh đó cũng liên quan rất mật thiết với chế độ ăn uống. Chất béo trong khẩu phần ăn đóng một vai trò đặc biệt.

Xem thêm