Nội dung
Tháng 4 là thời điểm bùng phát của bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ. Dự báo trong năm 2013 bệnh tay chân miệng sẽ có diễn biến khó lường.

Đó là nhận định của ông Nguyễn Huy Khoa, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) tại Hội thảo Quốc tế về phòng chống bệnh tay chân miệng ngày 4/4.

Trao đổi với PV, PGS. TS Bùi Vũ Huy – Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) cho biết, tháng 4 là tháng cao điểm nhất trong năm về bệnh tay chân miệng.

Cảnh báo dịch tay chân miệng bùng phát

Theo các chuyên gia, tháng 4 là thời điểm bùng phát của bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ.

Bác sĩ Huy cũng cho hay, tháng 4 thời tiết mùa xuân, độ ẩm trong không khí cao, mưa – nắng, nóng – lạnh thất thường, là điều kiện tốt cho rất nhiều loại vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể của trẻ qua các con đường như hô hấp, tiếp xúc, tiêu hóa,…Ngoài ra, môi trường sống tại các thành phố quá chật hẹp, điều kiện vệ sinh môi trường sống, vệ sinh cá nhân chưa tốt và khoa học cũng là nguyên nhân khiến bệnh tay chân miệng gia tăng nhanh chóng.

Theo Cục Y tế Dự phòng- Bộ Y tế, từ đâu năm 2013 đến nay cả nước có 14.260 ca mắc với 4 ca tử vong. Tay chân miệng là một trong 10 dịch bệnh có số tử vong cao nhất tại Việt Nam (45 trường hợp).

Cảnh báo dịch tay chân miệng bùng phát

Hình ảnh bọng nước xuất hiện ở bệnh nhân tay chân miệng

Nhận định tình hình dịch bệnh tay chân miệng trong năm 2013, ông Nguyễn Huy Khoa cho rằng trong năm 2013 bệnh tay chân miệng vẫn có diễn biến phức tạp trên diện rộng.

Đại diện Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, nếu trước đây triệu chứng bệnh thường biểu hiện rõ là những mụn nước, bọng nước ở tay, chân và niêm mạc miệng, thì nay nhiều trẻ bị bệnh không bộc lộ rõ ràng, thậm chí khi xét nghiệm mới phát hiện mắc tay chân miệng. Nhiều trường hợp virrus tấn công vào não, biến chứng các cơ quan tiêu hóa, tim mạch nhưng vẫn không có biểu hiện đặc trưng của bệnh.

Cảnh báo về nguy cơ của dịch bệnh này, ông Nguyễn Huy Khoa cho rằng: Tay chân miệng do vi rút đường ruột, lây theo đường tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp; có nhiều tuýp vi rút gây bệnh, một người có thể mắc nhiều tuýp khác nhau. Hiện vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Bộ Y tế đưa ra nhiều khuyến cáo người dân nên rửa tay bằng xà phòng; người bệnh nên che miệng và mủi khi ho hoặc hắt hơi; thường xuyên lau sạch các bề mặt và các vật dụng, đồ chơi bị nhiễm bẩn bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn thông thường, ít nhất 2 lần trong ngày; cho trẻ ăn chín, uống chín, không ăn chung thìa, bát; tránh tiếp xúc gần với người đã mắc bệnh; theo dõi và phát hiện sớm để phát hiện kịp thời các trường hợp mắc bệnh và đưa trẻ đến cơ sở y tế; các nhà trẻ, mâu giáo phải có các khu vực rửa tay bằng xà phòng, có khu vực xử lý chất thải theo quy định.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Cách dùng chất béo với bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong số những bệnh hay gặp của “thời hiện đại” và cuộc sống đô thị hóa.  Căn bệnh đó cũng liên quan rất mật thiết với chế độ ăn uống. Chất béo trong khẩu phần ăn đóng một vai trò đặc biệt.

Xem thêm  

Trúc Diễm khoe da trắng mịn màng

Chiều qua (10/11/2013) người đẹp Trúc Diễm đã góp mặt trong buổi tọa đàm về trò chơi giải trí trên thiết bị di động được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trúc Diễm lựa chọn mẫu trang phục...

Xem thêm  

Cách lựa chọn thực phẩm khôn ngoan

Để đảm bảo sức khoẻ, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ, điều kiện kinh tế, sở thích. Lựa chọn phù hợp Phù hợp với...

Xem thêm