Trong văn bản số 5519/VPCP-KTTH do Phó chủ nhiệm Văn phòng chính phủ Phạm Viết Muôn trả lời công văn số 237/BCT-XNK đã nêu rõ ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải như sau: Đồng ý về nguyên tắc các doanh nghiệp được tiếp tục nhập khẩu ôtô theo hợp đồng đã ký và thanh toán một phần hoặc toàn bộ hợp đồng trước ngày ban hành thông tư 20/2011/TT-BCT.
Với đặc thù ngành ôtô, một số doanh nghiệp ký hợp đồng và thanh toán trả trước với đối tác, giao nhận hàng từng phần, có kế hoạch kinh doanh dài hạn. Trước đó văn bản số 7860/BCT-XNK của Bộ công thương đã “gỡ” phần nào những vướng mắc về thủ tục nhập khẩu ôtô chưa qua sử dụng dưới 9 chỗ sau ngày 26/6/2011, nhưng chỉ giải quyết những lô hàng tồn đọng xếp lên tàu trước ngày 26/6/2011 và hàng về Việt Nam trước ngày 24/7/2011.
|
Geely EC820, mẫu xe do Kylin GX668 nhập khẩu và trưng bài tại triển lãm AutoExpo 2012. |
Các doanh nghiệp nhận được thông tin mới này nửa mừng nửa lo. Lo lắng về văn bản hướng dẫn tiếp theo của Bộ Công thương. Về căn bản các doanh nghiệp được tiếp tục nhập khẩu xe ô tô theo hợp đồng đã ký và thanh toán trả trước, trước ngày thông tư 20/2011/TT-BCT ban hành song thời hạn nhập khẩu và lộ trình là một vấn đề mà các doanh nghiệp đang rất quan tâm. Nếu như hạn chế thời gian nhập khẩu đối với doanh nghiệp mà không theo thỏa thuận của doanh nghiệp trong nước với đối tác nước ngoài thì không khác nào đưa doanh nghiệp vào “ngõ cụt” bởi để thông quan một lô hàng ôtô nhập khẩu doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó phải nộp các loại thuế mà trước tình hình thị trường ảm đạm, lượng hàng tồn kho còn rất lớn. Dưới đây là bải phỏng vấn đại diện công ty nhập khẩu ô tô KYLIN-GX668 về ý kiến xung quanh vấn đề này. - Ông đánh giá thế nào về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu ôtô của Bộ Công thương? Tuy muộn màng, có nhiều doanh nghiệp kinh doanh ôtô đã phá sản, nhưng với quyết định này cũng mang lại một sự động viên và niềm tin từ phía doanh nghiệp đối với Nhà nước. - Theo ông khó khăn chung của các doanh nghiệp nhập khẩu ôtô hiện nay là gì và giải pháp của Bộ có thực sự hữu dụng? Không riêng công ty chúng tôi mà tất cả các doanh nghiệp kinh doanh ôtô khác đang phải đương đầu với rất nhiều khó khăn, chông gai trước mắt như suy thoái kinh tế, thị trường ôtô trong nước ảm đạm. Một số doanh nghiệp số lượng đặt hàng nhỏ thì trong vòng 3-6 tháng có thể giải quyết hết lô hàng. Nhưng đối với một số doanh nghiệp lượng đặt hàng cho cả năm kinh doanh thì vấn đề thời gian là yếu tố hàng đầu cực kỳ quan trọng. Để thông quan một lô hàng nhập khẩu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như sắp xếp bố trí sản xuất và bàn giao hàng của đối tác, chuẩn bị kho bãi trước tình hình lượng hàng hóa tồn kho lớn. Chưa kể nếu nhiều lô hàng thì công tác chuẩn bị không hề đơn gian và nhanh chóng chút nào. Và cũng phải nói đến các loại thuế phải nộp trước tình hình dòng vốn lưu chuyển của doanh nghiệp hạn hẹp, thị trường ảm đạm. Không những thế tất cả các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô đã đánh mất thị trường hơn 1 năm qua, để khôi phục lại cần rất nhiều thời gian và vô cùng khó khăn. - Ông có đề xuất gì với Bộ trong vấn đề này? - Trước tình hình này, doanh nghiệp mong muốn Bộ sớm có văn bản hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện nhưng văn bản phải mang tính thực tế. Nếu văn bản không mang tính thực tế thì không khác gì “văn bản không có hiệu lực đối với doanh nghiệp” bởi mấy nguyên nhân. Khi thông tư 20 ra đời các doanh nghiệp nhập khẩu ôtô gần như mất hết uy tín với đối tác nước ngoài . Do các lô hàng chúng tôi đã ký kết không được thực hiện, vì vậy tất cả những chi phí như tồn kho lưu bãi...chúng tôi đã phải chịu hết toàn bộ. Chịu áp lực từ đối tác, từ nhà sản xuất, cuối cùng những lô hàng đã ký kết thanh toán phải rơi vào tay những doanh nghiệp nước ngoài khác trong khi đó chúng tôi vẫn phải chịu toàn bộ chi phí thiệt hại. Ngoài ra còn phải cam kết với đối tác sẽ thực hiện đúng theo hợp đồng đã thỏa thuận khi Việt Nam có văn bản tháo gỡ giải quyết. Các doanh nghiệp nhập khẩu ôtô nói chung rất mong muốn từ phía lãnh đạo Bộ Công thương và các Bộ liên quan có những văn bản hướng dẫn đúng nghĩa "tháo gỡ" theo định hướng đúng mà Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đưa ra ý kiến quyết định qua công văn 5519/VPCP-KTTH. Chúng tôi mong muốn sự tháo gỡ lần này của chính phủ cũng như của Bộ Công Thương sẽ mang tính triệt để tận gốc chứ không chỉ mang tính chất tạm thời như văn bản 7860/BCT-XNK. Mai ThươngNguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet