Nội dung

Mặc dù Sony sử dụng thuật ngữ “Công nghệ gương trong” cho hai phiên bản mới Alpha 55 và 33, nhưng gương này về mặt kỹ thuật không thực sự coi là trong. Hầu hết ánh sáng đều có thể xuyên qua để tới cảm biến. Chỉ rất ít phần ánh sáng khuếch tán chứ không phải là toàn bộ chi tiết hình ảnh được phản chiếu ngược lên cảm biến nét phục vụ cho cơ chế lấy nét theo pha.

Dưới đây là cơ cấu gương này.

Cận cảnh hệ thống gương trong của sony a55 và a33

Cơ cấu gương trong ở Sony Alpha A55 và A33. Ảnh: Popphoto.


1. Mô-tơ điều khiển vòng độ mở: Mô-tơ này xoay vòng độ mở để điều khiển độ nhỏ to của độ mở.

2. Cảm biến tự động nét theo pha: Phía sau gương là một cảm biến quang học đo khoảng cách từ đối tượng tới máy ảnh, từ đó sẽ quyết định ống kính phải điều chỉnh tiêu cự thế nào để lấy được điểm nét.

3. Chấu tiếp xúc với ống kính: Các chấu này là cồng giao tiếp giữa thân máy và bộ điều khiển ống kính. Đối với những ống có sẵn bộ mô-tơ điều khiển nét tích hợp, chúng còn đóng vai trò là nguồn cung cấp điện cho mô-tơ đó.

4. Nút tháo ống kính Lens Release Lever: Bấm nút này, chấu giữ ống sẽ được mở để tháo ra khỏi thân máy. Khi bấm, nó cũng mở luôn chấu cam đối với những ống kính cơ học cần mô-tơ nét điều khiển từ thân máy qua chấu này.

5. Hộp gương: Hộp chứa gương trong mờ, cửa trập và phần chấu ống kính.

6. Gương trong: Gương này cho phép hầu hết ánh sáng lọt qua để tới cảm biến, chỉ một phần rất nhỏ được phản chiếu lên cảm biến nét, cho phép lấy nét ngay cả khi đang ghi hình (do gương luôn ở vị trí cố định chứ không lật lên khi chụp hình như DSLR).

7. Lẫy khóa gương: Nút lẫy giúp người dùng có thể mở gương lên trong trường hợp cần phải lau cảm biến.

8. Mô-tơ lấy nét tự động: Dùng cho những ống kính không có sẵn mô-tơ nét tích hợp. Mô-tơ này sẽ điều khiển ống kính lấy nét qua chấu cam.

Nguyễn Hà

 

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Leica M-RED edition giá 1.8 triệu đô

siêu phẩm này do Jonathan Ive thiết kế đặc biệt, được sản xuất dành cho cuộc đấu giá từ thiện (RED) Global Fund của ca sĩ Bono thuộc ban nhạc U2. Sản phẩm sử dụng vỏ nhôm nguyên khối với hơn 21.900...

Xem thêm  

Sony A7R và Nikon Df, chọn cái nào?

​ Nikon Df - chiếc máy ảnh có cảm biến ảnh FX full-frame mới nhất của Nikon đang được nhiều người chờ đợi vì sự độc đáo trong dòng DSLR của nó. Đó là sự kết hợp phong cách cổ điển của Nikon...

Xem thêm  

Máy ảnh không dùng để chụp ảnh

Model máy ảnh độc đáo có phần " bội thực " này có tên Konstruktor từ một hãng máy ảnh không kém phần duyên dáng là Lomo. Những model máy ảnh khác của Lomo đa số đều có kiểu dáng " lạ đời " và sử...

Xem thêm