Thông thường, khi nhắc đến chứng phát ban, người ta hay liên tưởng đến hiện tượng sốt phát ban hay phát ban ở các vùng "phổ biến" trên cơ thể như mặt, cổ, ngực, tay... Tuy nhiên, trên thực tế, phát ban rất dễ xảy ra ở vùng âm hộ (âm đạo) nếu gặp phải tác nhân gây ra nó.
1. Nguyên nhân khiến âm hộ phát ban
Nguyên nhân của chứng bệnh này là do “cô nhỏ” đã tiếp xúc với những chất gây dị ứng, phát ban hoặc do phát ban bị lan từ bộ phận khác sang “cô nhỏ” của bạn:
- Trường hợp âm hộ phát ban vì “dị ứng” trong quá trình tiếp xúc: có thể dị ứng với các loại thuốc bôi điều trị viêm âm đạo như thuốc clotrimazol… và thuốc đặc trị một số bệnh khác; dị ứng với bao cao su; dị ứng với chất vải trong quần áo, khăn tắm hay dị ứng với các hóa chất trong xà bông, dung dịch vệ sinh…
- Trường hợp âm hộ phát ban vì bị “lây truyền”: xảy ra khi bạn đã mắc chứng sốt phát ban, sởi, dị ứng… hoặc khi giao hợp với người bị phát ban mà không kịp ngăn chặn sự lây lan xuống vùng âm đạo.
2. Triệu chứng và ảnh hưởng của bệnh
Nếu âm hộ của bạn nữ bị phát ban (hay còn gọi là nổi mề đay), có khả năng trên vùng âm hộ sẽ xuất hiện nhiều đốm hoặc mụn nhỏ li ti gây nóng rát, ngứa râm ran. Nghiêm trọng hơn, khu vực phát ban có thể sưng lên và tấy đỏ, gây co rút bụng, tức bụng, đi tiểu nhiều...
Phát ban rất dễ xảy ra ở vùng âm hộ (âm đạo) nếu gặp phải tác nhân gây ra nó (Ảnh minh họa).
Cảm giác khó chịu khi âm hộ phát ban còn lớn hơn gấp nhiều lần chứng phát ban ở các bộ phận khác trên cơ thể bạn bởi đó là “vùng kín” dễ bị tổn thương, nhiễm trùng nếu dùng tay để gãi, đồng thời nó còn dẫn đến hiện tượng đau, xót khi tiểu tiện, dẫn đến những phản ứng lây lan sang các vùng lân cận chưa bị phát ban và nhất là gây cản trở lớn đối với việc sinh hoạt tình dục của đôi lứa khi "yêu" và là nguyên nhân dẫn đến các chứng vô sinh - hiếm muộn.
Phát ban âm hộ có thể chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn (khoảng vài phút) hoặc kéo dài tới vài ngày, thậm chí là 1, 2 tuần nếu không được chữa trị tận gốc.
3. Phòng tránh âm hộ phát ban
Có thể phòng ngừa hiện tượng phát ban âm hộ bằng cách tránh tiếp xúc với những “thứ” mà bạn biết là âm hộ sẽ dị ứng gây phát ban hay đã từng bị dị ứng một lần.
Điều trị dứt điểm các căn bệnh liên quan tới sởi, dị ứng, phát ban... để chúng không có cơ hội lan đến vùng âm đạo.
Điều trị dứt điểm các căn bệnh liên quan tới sởi, dị ứng, phát ban... để chúng không có cơ hội lan đến vùng âm đạo.
Đồng thời, việc vệ sinh âm đạo sạch sẽ, mặc quần áo thoáng mát (nhất là quần “chíp”), vận động hàng ngày để rèn luyện sức khỏe cũng giúp bạn rất nhiều trong vấn đề phòng tránh chứng phát ban và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
4. Những lưu ý với người bị phát ban âm hộ trong việc điều trị bệnh
Điều trị phát ban âm đạo cũng không khác điều trị chứng phát ban bình thường là mấy nhưng có điều phải thận trọng hơn nhằm tránh được những biến chứng ảnh hưởng đến đời sống tình dục và khả năng sinh sản của bạn.
Lưu ý khi mắc chứng bệnh này, hãy cố gắng “nhịn” gãi vì như thế rất dễ gây viêm, nhiễm trùng, tổn thương âm đạo; cũng không nên tự mình chữa bệnh vì nếu chữa không đúng cách sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Nếu sau 1, 2 không thấy các triệu chứng phát ban biến mất, bạn cần đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám để có hướng điều trị cụ thể, đừng để lâu tạo điều kiện cho bệnh lây lan trên diện rộng, gây khó khăn cho quá trình chữa trị.
Ngay cả việc sử dụng liệu pháp dầu thơm, dùng thảo dược hay các liệu pháp từ thiên nhiên khác cũng phải tuân theo sự chỉ dẫn của bác sỹ./.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet