Phòng thương mại liên minh Châu Âu tại trung quốc kêu gọi chính phủ nước này cho phép cạnh tranh cởi mở hơn thị trường dịch vụ sau bán hàng trong ngành công nghiệp ôtô, bởi quy định hiện nay là nguyên nhân chính của tình trạng độc quyền.
Chính sách Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết trật tự thị trường, việc cung ứng phụ tùng được kiểm soát bởi các hãng xe, kết quả là gây ra tình trạng độc quyền. "Phụ tùng chỉ phân phối cho đại lý ủy quyền nên giá rất cao", Bloomberg trích dẫn từ báo cáo của bộ phận phụ trách ngành ôtô, phòng thương mại công nghiệp châu Âu.
Tổng giá trị thay thế các bộ phận của C-class cao gấp 12 lần mua xe mới. |
Luật chống động quyền của Trung Quốc sử dụng để điều tra ngành công nghiệp ôtô vì mức giá phụ tùng quá cao. Một báo cáo hồi tháng 4 của Hiệp hội bảo hiểm Trung Quốc và Hiệp hội bảo dưỡng và sửa chữa ôtô nước này cho biết, thay thế tất cả các bộ phận một chiếc Mercedes C-class tốn chi phí bằng 12 lần giá trị xe mua mới. Sau cuộc điều tra, ít nhất 7 hãng phải cắt bớt giá phụ tùng, do đó phòng thương mại châu Âu cho rằng các công ty nước ngoài bị bắt nạt.
Lựa chọn giới hạn
Nhóm hoạt động của phòng thương mại cho biết, các hãng sản xuất phụ tùng không được phép bán ra thị trường độc lập đã hạn chế lựa chọn của khách hàng. Chính sách này buộc người mua phải lựa chọn giữa các cửa hàng chính hãng với mức giá cắt cổ, hoặc ra ngoài mua hàng nhái, kém chất lượng.
Phòng thương mại kêu gọi Trung Quốc sửa đổi các quy định hiện hành để đảm bảo cạnh tranh "tự do và cân bằng" trong thị trường hậu mãi. Những công ty sản xuất phụ tùng chính hãng phải được phép bán phụ tùng tới các cửa hàng độc lập ở mức giá thấp.
Từ tháng 7, Lexus, Mercedes và BMW thông báo cắt giảm giá phụ tùng sau điều tra của Ủy ban phát triển và tái cơ cấu quốc gia Trung Quốc, vốn đã bắt đầu từ 3 năm trước.
Trung Quốc cũng nên nâng cao mức trần sở hữu nước ngoài trong ngành công nghiệp ôtô, nhóm hoạt động của phòng thương mại châu Âu khuyến cáo. Các hãng xe nước ngoài nên được giữ hơn 50% cổ phần trong liên doanh với các công ty địa phương.
Bất thường
"Bắt buộc tỷ lệ 50/50 là phản tác dụng đứng trên góc độ quản lý", nhóm này cho biết. "Hơn nữa, trong nền kinh tế thị trường, đây là một điều bất thường".
Môi trường Trung Quốc đang dần mất đi sức hấp dẫn. |
Ở một luận điểm khác, Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Trung Quốc lại đưa ra viễn cảnh không tươi sáng, rằng các thương hiệu Trung Quốc sẽ "chết trong nôi" nếu chính phủ để hãng xe nước ngoài sở hữu nhiều hơn trong liên doanh ở thị trường xe hơi lớn nhất thế giới.
Một quan chức Bộ thương mại Trung Quốc từng cảnh báo các hãng xe trong nước chuẩn bị tinh thần trước khi giới hạn cổ phần với các hãng xe nước ngoài được nới lỏng.
Phòng thương mại Mỹ vừa cảnh báo Trung Quốc đang đánh mất sức hấp dẫn vốn trước nay vẫn là điểm đến đàu tư lớn nhất cho các công ty Mỹ, bên cạnh môi trường kinh doanh ngày càng khắc nghiệt.
Theo dữ liệu từ chính phủ, đầu tư vào Trung Quốc từ các công ty nước ngoài, bao gồm cả các hãng tài chính giảm 17% trong tháng 7/2014, tỷ lệ giảm sâu nhất trong 5 năm. "Các cơ quan chống độc quyền thì cứ làm nhiệm vụ, trong khi không biết tới sự suy giảm đáng ngại này", Bộ thương mại cho biết.
Đức Huy
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet