Trước khi giành được thương hiệu ThinkPad từ IBM năm 2005, Lenovo là một tên tuổi rất ít người biết đến ngoài thị trường Trung Quốc. Thành lập năm 1984, nhưng phải tới năm 1990, Lenovo mới tham gia vào thị trường PC. Đây là nhà sản xuất từ laptop đến thiết bị mạng, điện thoại, PDA và hình ảnh...
Một trong những điều kiện trong hợp đồng mua nhãn hiệu ThinkPad là Lenovo vẫn tiếp tục sử dụng logo IBM trên các model trong 5 năm. Tuy nhiên, đến năm 2007, nhà sản xuất Trung Quốc đã quyết định bỏ phù hiệu Big Blue truyền thống của IBM chỉ sau ba năm.
Laptop của Lenovo thuộc nhiều phân khúc khác nhau. Ảnh: AP. |
Từ đó đến nay, ngoài dòng ThinkPad nổi tiếng, Lenovo còn khuyếch trương các sản phẩm khác, như dòng IdeaPad. Dòng ThinkPad SL được giới thiệu vào năm ngoái tiến vào thị trường SMB (các doanh nghiệp vừa và nhỏ). Đây là các sản phẩm đối nghịch với dòng laptop cao cấp dành cho các doanh nghiệp lớn, chỉ mạnh về xử lý công việc. Dòng SL hướng tới đối tượng người dùng bình dân hơn, vừa làm việc lẫn giải trí.
Dòng SL đã mang tới cho người dùng nhiều tùy chọn như màn hình gương, đầu đọc Blu-ray cũng như khả năng giải trí đa phương tiện đa dạng hơn. Cùng thời gian này, các model mạnh mẽ cũng ra mắt, hỗ trợ các tính năng cao cấp như nhận dạng sinh học, trang bị hệ thống ThinkVantage...
Một xu hướng chung trong hầu như tất cả các laptop của Lenovo, từ model giá rẻ đến các sản phẩm cao cấp ThinkPad đều hỗ trợ dễ dàng backup và restore dữ liệu. Người dùng dễ dàng dùng phím bấm, bảo vệ tốt dự liệu hiện thời và quay lại nhanh chóng.
Ngoài ra, hầu như laptop của Lenovo đầu có thiết kế đẹp và thời gian bảo hành một năm.
Lenovo có 4 dòng laptop dành cho người dùng cơ bản là Netbooks, Lenovo G, IdeaPad Y, IdeaPad U.
Trong khi đó, ở phân khúc dành cho doanh nhân, Lenovo có 4 dòng là ThinkPad SL, ThinkPad R, ThinkPad X, ThinkPad T.
Huy Nguyễn (theo Cnet)
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet