BỌC RĂNG SỨ LÀ GÌ?
Bọc răng sứ thẩm mỹ là giải pháp phục hình răng và cải thiện các trường hợp như răng sứt mẻ, thưa, móm nhẹ… mang lại cho bạn hàm răng đều đẹp tự nhiên giúp bạn thêm tự tin và có nụ cười tươi rạng rỡ trong khoảng thời nhất định.
NHỮNG TÁC HẠI VÀ BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM KHI BỌC RĂNG SỨ
Bọc răng sứ ngoài các công dụng làm đẹp mang đến vẻ bề ngoài rạng rỡ thì có tồn ẩn chứa những tác hại cũng như biến chứng nguy hiểm theo bạn suốt cuộc đời nếu không có chỉ định của bác sĩ hay chọn nhầm cơ sở thiếu uy tín. Một số những tác hại cũng như biến chứng khi bọc răng bạn có thể tham khảo:
Thay đổi cấu trúc răng vĩnh viễn
Răng là bộ phận có cấu tạo nhiều lớp nhưng không có khả năng tái tạo khi bị tổn thương. Quá trình bọc răng sứ sẽ làm mài mòn một phần răng nên không thể phục hồi như cũ. Chính vì vậy bọc răng sứ bạn cần cân nhắc trao đổi cụ thể với bác sĩ trước khi thực hiện.
Viêm tủy răng
Viêm tủy răng là biến chứng nguy hiểm có thể bị gặp khi bọc răng sứ. Những tác hại của viêm tủy răng sẽ làm bạn phải chịu những cơn đau và ảnh hưởng đến sức khỏe vì làm chết răng vĩnh viễn. Hơn nữa, viêm tủy răng liên quan đến thần kinh tủy làm răng nhạy cảm dễ ê buốt khi ăn đồ quá nóng hay quá lạnh. Để cải thiện tình trạng này bạn nên sử dụng kem đánh răng theo chỉ định của bác sĩ nha khoa.
Răng bị nứt vỡ
Bọc răng sứ phải trải qua nhiều công đoạn thực hiện như mài răng với lắp răng tạm thời. Nếu bác sĩ tay nghề chuyên môn yếu lắp răng kém chất lượng sẽ dẫn đến tổn thương khiến răng dễ bị nứt vỡ sau quá trình ăn uống.
Ngoài ra những người bị bẩm sinh sở hữu hàm răng không được tốt men răng yếu nên cân nhắc khi bọc răng vì sẽ gây hệ lụy sau này.
Khó chịu, đau nhức
Khi bọc răng sứ nhiều bạn sẽ cảm thấy đau nhức khó chịu bởi nhiều nguyên nhân như chuyên môn kém hay bạn mắc các bệnh viêm nha, sâu răng, viêm nướu… nhưng chưa được chữa trị đàng hoàng. Chính vì vậy sau quá trình bọc răng sứ bạn sẽ cảm thấy khó chịu đau buốt. Khi gặp trường hợp này bạn cần nghe những tư vấn của bác sĩ để xử lý.
Răng rơi ra, bị đen
Men răng sau bị mài mòn nên khiến răng sứ bị lung lay rơi ra tạo điều kiện vi khuẩn vào gây sâu răng. Bên cạnh đó răng sẽ dễ bị chuyển sang màu đen do sử dụng chất liệu kém chất lượng trộn sứ với kim loại khiến bạn mất thẩm mỹ và tự tin khi giao tiếp.
Những biến chứng có thể xảy ra khi bọc răng sứ
Những vấn đề thường gặp khi bọc răng sứ bao gồm:
- Dắt kẽ thức ăn do tiếp xúc với 2 răng bên cạnh không tốt
- Viêm lợi, tụt lợi, gây lộ đường viền phía dưới gây ra hiện tượng ê buốt
- Chết tủy răng sống do màu quá nhiều
- Mòn răng do khớp cắn chỉnh không tốt
- Gãy thân răng và chụp sau khi ăn nhai một thời gian
Lưu ý chăm sóc răng miệng khi bọc răng sứ
Chăm sóc răng sứ
Răng sứ có tuổi thọ trung bình từ 5-15 năm (tùy vào chất lượng loại răng bạn làm) thì mới cần thay mới. Tuy nhiên thời gian bọc răng sứ phụ thuộc rất nhiều vào cách bạn vệ sinh chăm sóc răng miệng cũng như thói quen sinh hoạt.
Bạn nên tránh những tật xấu như nghiến, mím chặt răng, nhai đá, cắn móng tay hoặc dùng răng cắn xé bao bì.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Chăm sóc răng miệng luôn được chú trọng sau quá trình bọc răng sứ. Bởi rang thường xuyên tiếp xúc với các loại thực phẩm khác nhau nên cần phải vệ sinh kỹ càng tránh vi khuẩn gây hại và làm sâu răng. Bạn nên đánh răng 3 lần/ngày để giữ gìn vệ sinh. Lưu ý chọn bàn chải lông mềm nhẹ nhàng xoay tròn theo chiều dọc.
Và trong các trường hợp bị thức ăn dính vào các kẽ răng hoặc bề mặt răng, hãy cố gắng dùng chỉ nha khoa loại bỏ chúng ra ngay lập tức để bảo vệ hàm răng của mình.
Chế độ ăn uống hàng ngày
Chế độ ăn uống sẽ tác động trực tiếp đến độ bền của răng sứ. Vậy bạn cần lưu ý các điểm sau:
– Không ăn các thực phẩm quá cứng, quá dai ảnh hưởng giảm tuổi thọ răng sứ và nguy cơ bị vỡ rất cao.
– Hạn chế ăn đồ ăn quá lạnh hoặc quá nóng để tránh làm tổn hại đến men răng.
– Không hút thuốc lá: vì răng dễ bị xỉn màu ố vàng và không giữ được vẻ đẹp.
– Hạn chế tối đa đồ uống có gas, các thực phẩm chứa nhiều đường, axit hoặc phẩm màu vì dễ làm hỏng men răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Trong trường hợp đã sử dụng các thực phẩm trên, hãy uống nước lọc tráng miệng và đánh răng ngay sau bữa ăn.
– Nên ăn đồ ăn mềm, ăn nhiều rau củ quả để có nhiều vitamin, rất tốt cho sức khỏe răng miệng. Đặc biệt các loại hoa quả chứa axit malic: táo, dâu tây…giúp làm sạch răng cực tốt.
– Khi ăn chú ý nhai thức ăn đều ở cả 2 hàm để lực tác động lên 2 hàm răng bằng nhau, như vậy sẽ đảm bảo cho hàm răng sứ của bạn được tốt hơn.
Kiểm tra định kỳ
Việc kiểm tra định kỳ 3-6 tháng/lần giúp bạn nắm bắt được tình hình và kiểm tra độ sát khít của viền nướu. Hơn nữa sau khi bọc răng sứ nếu gặp bất kỳ những triệu chứng bất thường bạn nên liên hệ bác sĩ nha khoa kiểm tra với hướng dẫn.
Nguồn: http://danviet.vn/lam-dep/boc-rang-su-la-gi-nhung-tac-hai-va-bien-chung-nguy-hiem-khi-boc-rang-s...Nguồn: http://danviet.vn/lam-dep/boc-rang-su-la-gi-nhung-tac-hai-va-bien-chung-nguy-hiem-khi-boc-rang-su-1030268.html
Cách làm trắng răng tại nhà với nguyên liệu tự nhiên dễ kiếm như muối,baking soda,nước vo gạo... Hãy tham khảo những cách...
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet