Sáng 11/7, lễ viếng và truy điệu 18 chiến sĩ vụ máy bay rơi ở Hòa Lạc đã diễn ra với sự tham dự của hàng nghìn người tại nhà tang lễ Bộ Quốc phòng (Hà Nội).
Bên trong nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội) lúc 7h sáng 11/7. 18 linh cữu được phủ cờ đỏ sao vàng cùng di ảnh và bát hương. Trước đó vào 7h46 ngày 7/7, trong quá trình huấn luyện nhảy dù, chiếc trực thăng Mi 171 của Trung đoàn 916 (Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không Không quân) đã gặp nạn.
Trên máy bay có 21 cán bộ, học viên (trong đó có 3 người thuộc thành phần tổ bay và 18 cán bộ, học viên tham gia huấn luyện nhảy dù).
Lễ tang được tổ chức theo nghi thức quân đội.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu...
Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh...
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân...
cùng các tướng lĩnh quân đội đã có mặt từ sớm để chào từ biệt các liệt sĩ.
Linh cữu thiếu úy Nguyễn Văn Bình, một trong 18 chiến sĩ hy sinh. Ngoài ra còn 3 chiến sĩ bị thương vẫn đang được điều trị tại viện.
Các gia đình của 18 chiến sĩ không thể cầm được nước mắt.
Nhiều người đã khuỵu xuống không thể lê bước.
Trong gian giữa nhà tang lễ, những đồng đội của 18 người lính hi sinh xếp hàng đưa lối đúng nghiêm trang với súng, lưỡi lê và lá cờ tổ quốc.
Lễ truy điệu 18 chiến sĩ tử nạn vụ trực thăng rơi bắt đầu lúc 10h30 ngày 11/7. Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông chật cứng người.
Trước khi đưa tang, từng đoàn người lần lượt đi một vòng quanh các linh cữu.
18 chiến sĩ được tách làm 7 đoàn đưa tang về các nghĩa trang khác nhau. Trong ảnh là linh cữu của huấn luyện viên dù Đặng Thành Chung, đang được chuẩn bị chuyển ra xe.
Người thân của các anh đau đớn bám sau linh cữu.
Nơi an nghỉ của các liệt sĩ bao gồm xã Tam Hợp, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An), huyện Hưng Hà (Thái Bình), xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, xã Tân Hồng, huyện Ba Vì, Đài hóa thân Thanh Trì (Hà Nội), huyện Nông Cống (Thanh Hóa) và nghĩa trang liệt sĩ Hà Nội.
Đồng đội của các anh khóc ròng và chào vĩnh biệt khi linh cữu đi qua.
Bạn bè, người thân nắm chặt tay vịn hai bên xe tang đau đớn.
Xe chở linh cữu thiếu úy trẻ Nguyễn Phúc Nhơn, anh sinh năm 1991, là học viên sĩ quan dù.
Cạnh đó là người đồng đội kém Nhơn một tuổi, trung sĩ Lê Việt Hùng (1992).
Người nhà không ai cầm được nước mắt.
Các đoàn lần lượt rời khỏi nhà tang lễ lúc 11h30.
Tại Đài hóa thân huyện Thanh Trì, tổng cộng 12 chiến sĩ được đưa về đây để hỏa táng. Thi thể 6 chiến sĩ đầu tiên gồm Đại tá Hoàng Lại Long, Thiếu tá Lê Thanh Việt, Thiếu tá Nguyễn Văn Thanh, Thiếu tá Nguyễn Đào Hồng Tâm, Thuợng úy Đỗ Mạnh Uy và Thuợng úy Nguyễn Ngọc Thắng.
6 chiến sĩ đợt hai được đưa vào hỏa táng gồm Trung tá Đặng Thành Chung, Thuợng úy Đặng Hồng Quang, Thiếu úy Lê Việt Hùng, Thiếu úy Đỗ Văn Minh, Thiếu úy Nguyễn Văn Bình và Thiếu úy Nguyễn Văn Thịnh.
Đúng 17h45 ngày 11/7, đoàn xe đưa linh cữu trung úy Nguyễn Công Hợi (31 tuổi), tử nạn trong vụ máy bay rơi ở Hòa Lạc được đưa về đến xã Tam Hợp, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An).
Hàng ngàn người dân đã đứng hai bên đường chờ đón thi hài anh Hợi về với đất mẹ.
Chiếc xe đi đến cổng vào nhà ông Nguyễn Sỹ Hiền (63 tuổi) và bà Đinh Thị Hoa (61 tuổi), là bố mẹ chiến sĩ Hợi thì dừng lại để người thân xuống và đưa di ảnh anh vào làm lễ trong nhà.
Ông Hiền bố anh Hợi...
và bà Hoa khóc ngất. Họ không thể tham dự lễ truy điệu, đưa tang con được nên người thân dìu vào nhà nghỉ ngơi. Người thân cho biết, từ khi biết con tử nạn, ông bà suốt ngày khóc, không chịu ăn uống gì. Nỗi đau đến với họ là quá bất ngờ và đau đớn.
Cháu Nguyễn Thị Thanh Vân (6 tháng tuổi), đứa con của trung úy Hợi được người dì đưa vào nhà ông bà nội nghỉ, không cho đi đưa tang.
Khi xe chuẩn bị chuyển bánh để ra nghĩa trang xã làm lễ truy điệu, chôn cất thì người thân ùa vào níu giữ. Bà con, những người chứng kiến cảnh đó đều không cầm được nước mắt.
Đoàn đưa tang xuất phát vào nghĩa trang liệt sĩ xã để làm lễ truy điệu.
Khi chiếc xe tang vào tới nghĩa trang, người thân ngồi trên xe ôm lấy quan tài không cho các chiến sĩ khác khiêng đi.
Ở phía ngoài, những người thân khác khóc nghẹn, nhào vào để được gần hơn linh cữu của trung úy Hợi. Phải vất vả lắm những người làm nhiệm vụ mới đưa được linh cữu anh Hợi xuống khỏi xe.
Linh cữu của chiến sĩ Hợi được đồng đội đưa vào nơi làm lễ truy điệu.
Chị Nguyễn Thị Châm (vợ trung úy Hợi) khóc ngất. Suốt mấy ngày nay chị đã cạn nước mắt vì chồng. Anh Hợi ra đi để lại cho chị đứa con nhỏ mới 6 tháng tuổi.
Chị Châm ngất đi khi lễ truy điệu kết thúc. Chị sau đó được người thân dìu về nhà nghỉ ngơi.
Người dân thắp nén nhang đưa tiễn trung úy Hợi về nơi an nghỉ cuối cùng. Đúng 19h10, linh cữu chiến sĩ Hợi được hạ huyệt, hòa vào đất mẹ.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet