Nội dung
Mặc dù đã biết về tình trạng quá tải tại các bệnh viện (BV) trên địa bàn TP.HCM, nhưng Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vẫn không khỏi “choáng” trước cảnh bệnh nhân 'lóp ngóp' bò từ gầm giường ra… chào mình.

Sáng 14/1, bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Y tế, dẫn đầu đoàn công tác có buổi làm việc tại BV Ung Bướu TP.HCM về việc nâng cao chất lượng khám bệnh. Tới đây, bà Tiến “choáng” với cảnh quá tải ở BV này, mặc dầu đây không phải là thông tin mới.

Ngay từ cổng BV Ung Bướu, bệnh nhân đã chen chân đứng ngồi lố nhố chờ khám bệnh. Tất cả các hành lang, ghế đá đều có bệnh nhân và người nhà trải chiếu nằm. Tại các phòng điều trị còn “ngợp” hơn, khi hầu như tất cả các giường đều phải nằm ghép 4 - 5 bệnh nhân. Khốn khổ hơn là nhiều bệnh nhân phải nằm dưới gầm giường.

Bệnh nhi lóp ngóp dưới gầm giường bv

Bộ trưởng Y tế tặng quà cho bệnh nhân tại BV Ung Bướu TP.HCM.

BS Lê Hoàng Minh, Giám đốc BV Ung Bướu TP.HCM, cho biết: “Bệnh nhân không có chỗ nằm, mang tiếng là đến BV để nằm điều trị, nhưng thực chất là họ “ngồi” để điều trị”. Giường thực kê của BV chỉ có 631 chiếc nhưng số bệnh nhân điều trị nội trú luôn lên đến 1.800 người và ngoại trú 9.510 người, nên tình trạng nằm ghép, nằm hàng lang, dưới gầm giường là không thể tránh khỏi.

Bệnh nhi lóp ngóp dưới gầm giường bv

Bệnh nhân 'lóp ngóp' dưới gầm giường. Đây là cảnh thường thấy tại nhiều BV trên địa bàn TP.HCM.

BS Phạm Xuân Dũng, Phó giám đốc BV Ung Bướu TP.HCM, cho biết thêm trung bình một ngày BV khám cho 1.500 lượt bệnh nhân, trong năm qua đã khám cho hơn 372.000 lượt bệnh nhân. Mặc dù BV đã phải bắt đầu làm việc từ 6h sáng (thay vì 7h như trước) nhưng vẫn không giải quyết được hết nhu cầu. Nhiều bệnh nhân có mặt ngay tại BV từ 4h sáng, xếp hàng chờ tới lượt khám bệnh, trong đó 78% là bệnh nhân đến từ các tỉnh, thành phố khác.

Trung bình một bệnh nhân từ lúc lấy số khám bệnh đến khi khám được bệnh phải mất 2 giờ. “Do lượng bệnh nhân quá đông, nên thời gian bác sĩ “gặp” được bệnh nhân rất ít”, BS Dũng thừa nhận. Ngoài ra, BV đang thiếu nguồn nhân lực nghiêm trọng, hiện chỉ có khoảng 200 BS khám và điều trị cho 372.000 lượt bệnh nhân/năm. Tuy nhiên, theo BS Lê Hoàng Minh công tác tuyển BS cũng gặp nhiều khó khăn. Phần lớn BS mới ra trường chỉ muốn làm ở các BV đa khoa chứ không thích BV chuyên khoa; mặt khác, không phải BS nào tốt nghiệp cũng đảm bảo chuyên môn mà cần phải đào tạo lại trong thời gian tương đối dài.

Bệnh nhi lóp ngóp dưới gầm giường bv

Bệnh nhân và người nhà chen chúc nhau trong không gian rất nhỏ.

Bệnh nhi lóp ngóp dưới gầm giường bv

Bệnh nhi nằm ngoài ngoài sân của BV.

Tình trạng quá tải không chỉ diễn ra tại BV Ung Bướu, mà các BV khác tại TP.HCM như Chợ Rẫy, Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2, Chấn thương Chỉnh hình,... cũng rơi vào cảnh tương tự.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Hà Nội: Bệnh thủy đậu vào mùa

Ngày 12/11, TS Nguyễn Nhật Cảm - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội - cho biết: Thời điểm này, tại nhiều bệnh viện ở Hà Nội đã ghi nhận nhiều ca mắc bệnh thủy đậu.

Xem thêm  

Cách dùng chất béo với bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong số những bệnh hay gặp của “thời hiện đại” và cuộc sống đô thị hóa.  Căn bệnh đó cũng liên quan rất mật thiết với chế độ ăn uống. Chất béo trong khẩu phần ăn đóng một vai trò đặc biệt.

Xem thêm  

Trúc Diễm khoe da trắng mịn màng

Chiều qua (10/11/2013) người đẹp Trúc Diễm đã góp mặt trong buổi tọa đàm về trò chơi giải trí trên thiết bị di động được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trúc Diễm lựa chọn mẫu trang phục...

Xem thêm  

Cách lựa chọn thực phẩm khôn ngoan

Để đảm bảo sức khoẻ, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ, điều kiện kinh tế, sở thích. Lựa chọn phù hợp Phù hợp với...

Xem thêm