Mì tôm là "kẻ giết người thầm lặng".
Nghiên cứu cho thấy, ăn một bát mì tôm tương đương với uống 65ml nước mắm, lượng natri trong một gói mì vượt xa tiêu chuẩn bình thường, hàm lượng muối trong một gói mì tôm và gia vị đi kèm cao vượt quá 1,8 lần so với trọng lượng tiêu chuẩn.
Thông thường khi ăn mì tôm, chúng ta sẽ cho các gói gia vị có sẵn vào bát để hòa cùng với nước sôi. Tuy nhiên, gói nước sốt, gia vị đi kèm chứa tới hơn 90% chất béo. Không những thế, trong thành phần sợi mì còn chứa thêm 20% lượng mỡ tích tụ bởi quá trình chiên mì khi sản xuất.
Ăn mì sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như bệnh cao huyết áp, bệnh tim, ung thư dạ dày, và luôn là một gánh nặng cho thận.
Các bác sĩ cho biết, ăn mì sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như bệnh cao huyết áp, bệnh tim, ung thư dạ dày, và luôn là một gánh nặng cho thận. Đối với phụ nữ và trẻ em gái, ăn nhiều mì ăn liền không chỉ có hại cho da, mà còn làm tăng hội chứng tiền kinh nguyệt, trẻ em bị dậy thì sớm.
Và đây là cách ăn mì an toàn dành cho bạn
Không uống nước mì: Các chuyên gia khuyên bạn chỉ nên ăn sợi mì và không nên uống nước. Vì thưc tế rằng lượng muối trong mì vượt quá ngưỡng cho phép gây hại cho cơ thể. Nếu muốn ăn cả sợi lẫn nước mì, bạn chỉ nên để khoảng 1/3 lượng muối trong gói mì.
Các chuyên gia khuyên bạn chỉ nên ăn sợi mì và không nên uống nước.
Vứt gói gia vị trong mì tôm: Không thể phủ nhận gói gia vị chính là "linh hồn" của gói mì, tuy nhiên những gói dầu mỡ đó lại có khả năng gây ra bệnh về tim mạch. Thay vào đó, bạn có thể nêm nếm và cho thêm các thực phẩm ăn kèm mì theo sở thích của bản thân.
Bổ sung thực phẩm giàu đạm: Dù bạn thấy trên bao bì có để là mì bò, mì gà hay bất cứ mì nào khác, chúng vẫn không mang lại cho bạn giá trị dinh dưỡng nào, thay vào đó bạn có thể biến món mì gói nhàm chán trở nên hấp dẫn hơn bằng cách cho vào một chút thịt bò, thịt lợn, tôm,...
Cung cấp rau xanh: Mì gói thật sự rất thiếu chất xơ, chính vì vậy bạn cần phải cho nhiều rau xanh vào phần mì của mình để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Việc cho các loại rau xanh còn giúp pha loãng đi các chất phụ gia có trong mì.
Chần qua nước sôi: Mì được chiên qua nhiều lần hay tẩm màu thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, để giảm khả năng này đến mức thấp nhất, bạn có thể chần mì qua nước sôi trước khi ăn. Việc này giống như bạn rửa qua một lần để trôi đi hết chất dầu mỡ vậy.
Kiểm tra chất lượng mì: Bạn cần phải kiểm tra gói mì trước khi ăn như xem hạn sử dụng, an toàn đóng gói. Chất lượng gói mì còn liên quan đến an toàn sức khỏe. Chất lượng của gói mì liên quan đến an toàn sức khỏe, khi mì đã bị đổi màu, bạn không nên ăn nữa. Ngửi gói mì có mùi vị "ôi" thì phải khẩn trương bỏ ngay vì lúc này mì đã bị biến chất, có thể gây hại cho cơ thể.
Với những cách này thì đảm bảo bạn sẽ có một tô mì an toàn đúng chuẩn, đặc biệt là các bạn sinh viên, lực lượng tiêu thụ mì hết sức tiềm năng cần nên bỏ túi những cách này ngay để có thể chế biến mì gói một cách tiết kiệm, đầy đủ và đặc biệt là đảm bảo được sức khỏe.
(Ảnh: Internet)
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet