Nội dung
Khi bị ngộc độc thực phẩm phần lớn bệnh nhân thường có cảm giác buồn nôn, tiêu chảy, choáng váng hoặc đôi khi có kèm theo sốt và thường triệu chứng này không kéo dài quá 24 giờ nên một số trường hợp có thể tự điều trị ở nhà.

Bài thuốc giúp các mẹ ứng phó ngay với ngộ độc thực phẩm
 Ảnh minh họa
Cách phát hiện sớm ngộ độc thực phẩm
Một trong những dấu hiệu đầu tiên của ngộ độc thực phẩm là cảm giác buồn nôn. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang phản đối không giúp bạn tiêu thụ các thực phẩm vừa được nạp vào, nhưng không phải trường hợp nào cũng buồn nôn hoặc nôn. Nhiều người cho biết họ cảm thấy thoải mái, nhẹ người hơn sau khi nôn hết tất cả thức ăn ra ngoài. 
Ngoài biểu hiện buồn nôn, bạn cũng có thể cảm thấy cơ thể mệt mỏi, ớn lạnh giống như đang bị cúm vậy. Các triệu chứng này thường sẽ xuất hiện khoảng 5-6 tiếng sau khi ăn thức ăn. Bạn cần chú ý đến các triệu chứng để ngăn chặn bệnh kịp thời hoặc đến gặp bác sĩ khi cần thiết
Các bài thuốc chữa ngộc độc thức ăn

- Rau ngỗ 30g, bí đao 30g, ¼ muỗng muối. Tất cả giã nhuyễn, chắc lấy nước để uống ngày 3 lần.
- Đậu xanh 1 muỗng canh, đậu đen 1 muỗng canh, cỏ mần trầu 30g, rau ngót 30g, bí đao 30g. Giã nhuyễn lấy nước uống 3 lần trong ngày.
- Đậu xanh sống 20-30g nghiền mịn hòa với nước sôi để nguội cho người bị ngộc độc thực phẩm uống giúp họ nôn hết những thức ăn bị nhiễm độc ra ngoài.

Bài thuốc giúp các mẹ ứng phó ngay với ngộ độc thực phẩm
Dấm táo
Tác dụng đầu tiên khi sử dụng dấm táo bạn sẽ không còn cảm giác buồn nôn nữa. Thứ hai, dấm tái có khả năng tiêu diệt vi khuẩn có hại đường ruột nằm ở dạ dày khiến cho bạn bị bệnh. Bạn có thể mua dấm táo dùng để làm gia vị cho các bữa ăn và dùng để chữa ngộc độc thức ăn khi cần thiết. Một lần như vậy chỉ cần khoảng 2 muỗng canh. Lưu ý, sau khi dùng dấm táo xong cần đánh răng ngay vì có thể phá hủy men răng của bạn
Gừng
Gừng có tính sát trùng rất cao nên có thể là trở thành anh hùng chữa ngộc độc thực phẩm. Gừng có khả năng làm dịu dạ dày của bạn giúp bạn không còn nôn hay không còn cảm giác buồn nôn nữa. Nếu không có gừng tươi bạn có thể dùng 1 muỗng canh bột gừng pha với nước nóng để uống cách nhau khoảng 3-4 giờ. Hoặc bạn có thể cho bột gừng vào lon soda để dễ uống hơn. Bạn sẽ uống bột gừng đến khi không còn nôn nữa là có thể ăn uống lại bình thường.
Hỗn hợp sữa chua húng quế
Bài thuốc giúp các mẹ ứng phó ngay với ngộ độc thực phẩm

Cho ba muỗng sữa chua vào một bát nhỏ, thêm một muỗng canh lá húng quế thái nhỏ, ¼ muỗng cà phê muối. Sau đó trộn đều hỗn hợp này lại với nhau. Dùng hỗn hợp này 3 lần/ngày. Tiếp tục dùng sang ngày tiếp theo để chữa khỏi hoàn toàn bệnh ngộc độc thực phẩm. Hỗn hợp húng quế này sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn tấn công đường ruột trong cơ thể bạn.
Các bài thuốc chữa các loại ngộ độc khác

- Ngộ độc mật hoặc trứng cóc: Dùng 20g lá mít tươi giã nhuyễn lấy nước uống ngay sau khi ăn phải mật hoặc trứng cóc 3-5 phút.

- Ăn phải cá độc: Sử dụng 40g lá tía tô cho vào nồi nấu chung với 2 bát nước, đợi nước sôi để lửa nhỏ đến khi còn khoảng 1 chén để dùng. Uống 2 lần/ngày cho đến khi không còn cảm giác nôn mữa, tiêu chảy. Hoặc bạn cũng có thể dùng 40g cây bí đao tươi giã nhuyễn lấy nước uống 3 lần trong ngày để chữa ngộ độc cá.
Một cách khác nữa là dùng 50g vảy cá đốt thành tro hòa chung với nước để uống giúp bệnh nhân nôn hết phần cá độc đã ăn ra, để họ cảm thấy dễ chịu hơn.
Đậu đen 100g nấu với 1 lít nước, nấu đến khi đậu đen nhừ lấy uống thay nước. Vừa giúp điều trị ngộ độc và giúp bệnh nhân tránh mất nước.

Ngộc độc hải sản:  Gừng sống 15 -20g, hành tây trắng 15-20g, cho vào ấm 2 ché nước nấu cho sôi đợi nước còn khoảng 1 chén, uống lúc nóng, ngày 2-3 lần.
Cách chăm sóc bệnh nhân ngộc độc tại nhà
Nên cho bệnh nhân ăn các loại thức ăn mềm dễ tiêu hóa như cháo, súp, uống thật nhiều nước. Khi uống nước nên uống từng ngụm nhỏ. Sau khi không còn cảm giác buồn nôn nữa, bạn có thể bắt đầu ăn trở lại với các món ăn dễ tiêu hóa, giúp hạn chế hoạt động cho dạ dày, nên ăn từng ít một. Khi bắt đầu ăn trở lại bạn nên chọn thịt gà, cá, thịt nạc không nên ăn các loại thức ăn có quá nhiều dầu mỡ.
Bài thuốc giúp các mẹ ứng phó ngay với ngộ độc thực phẩm
 Sau khi bị ngộ độc, nên ăn các món ăn dễ tiêu hóa
Tránh các loại đồ uống như rượu, bia, cà-phê và nước tăng lực vì chúng có chứa quá nhiều đường để khiến cho việc tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn. Hạn chế dùng các loại thuốc chống tiêu chảy để điều trị ngộ độc thực phẩm, vì bạn có thể khiến cho tình trạng bệnh có thể nặng hơn.
Bệnh nhân ngộ độc thực phẩm nên nghĩ nằm nghĩ ngơi, tránh làm việc nặng để cơ thể mau phục hồi. Nếu sau 24g khi điều trị bằng thảo mộc tại nhà và nghĩ ngơi vẫn không thấy tình trạng giảm bớt bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được giúp đỡ.

Hải Nam

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Trúc Diễm khoe da trắng mịn màng

Chiều qua (10/11/2013) người đẹp Trúc Diễm đã góp mặt trong buổi tọa đàm về trò chơi giải trí trên thiết bị di động được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trúc Diễm lựa chọn mẫu trang phục...

Xem thêm  

Trứng gà - Vị thuốc quen mà lạ

Từ trước tới nay, trứng gà thường được coi là thực phẩm bổ dưỡng. Nhưng bên cạnh đó, nó còn là vị thuốc dân gian rất hiệu quả, với nhiều công dụng hay mà nhiều người trong chúng ta chưa biết đến.

Xem thêm  

Cách lựa chọn thực phẩm khôn ngoan

Để đảm bảo sức khoẻ, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ, điều kiện kinh tế, sở thích. Lựa chọn phù hợp Phù hợp với...

Xem thêm  

Măng cụt - thơm ngon còn chữa bệnh

Măng cụt có tên khoa học là Garcinia mangostan, còn tên tiếng Anh thường dùng là mangosteen, mankut. Cuối thế kỷ 19,  David Fairchild - nhà thực vật học người Anh  đã nghiên cứu và nhận xét về giá trị thực phẩm của măng cụt: “Nó còn ngon hơn cả cao lương, mỹ vị. Nếu như nó không phải là loại quả ngon nhất thế giới thì cũng là ngon nhất trong các loại hoa quả vùng nhiệt đới”.

Xem thêm  

Cách dùng chất béo với bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong số những bệnh hay gặp của “thời hiện đại” và cuộc sống đô thị hóa.  Căn bệnh đó cũng liên quan rất mật thiết với chế độ ăn uống. Chất béo trong khẩu phần ăn đóng một vai trò đặc biệt.

Xem thêm