Trong số chúng ta, ai chưa từng trải qua đau xót khi có người thân, gia đình, bạn bè là nạn nhân của tai nạn giao thông? Với điều kiện giao thông vn , tai nạn luôn rình rập từ những tay lái mới vào nghề, đến cả các nài đã nhiều năm kinh nghiệm.
Do vậy, khi chúng ta chơi xe , ngoài việc chúng ta quan tâm đến mình thích loại xe gì, đời xe gì, có đủ tiền mua xe gì, chúng ta cũng cần phải quan tâm đầu tiên đến " Liệu chúng ta có thể điều khiển chiếc xe đó 1 cách an toàn hay không? " - Và đây chắc chắn là điều không một biker nào trên thế giới có thể coi nhẹ, bởi chúng ta Chạy Xe Để Sống, nhưng trước hết phải Còn Sống để mà Chạy xe!
Do vậy, ý thức lái xe an toàn và hoạt động nâng cao nền tảng kiến thức , kinh nghiệm lái xe motor an toàn là những yếu tố không thể thiếu của bất cứ một CLB Motor chuyên nghiệp và lành mạnh nào!
Về cá nhân, tôi luôn tự thấy rằng, bản thân mình còn có quá nhiều lỗi trong kỹ thuật và kinh nghiệm chạy xe PKL. Tôi chưa thực sự cảm thấy an toàn một cách chủ động, vì tôi còn quá nhiều điểm phải khắc phục - Đó là do xuất phát điểm của tôi với Motor không được bài bản, tuổi đời còn trẻ chưa tích được đủ kinh nghiệm. Nhưng tôi luôn khát khao hoàn thiện mình , và đó là lý do tôi đã đọc, nghiên cứu các kỹ thuật lái xe từ cơ bản đến cao cấp, và mang những kiến thức đó ra trải nghiệm ở các bãi tập. Tôi trả giá bằng xương máu tiền bạc của mình cũng khá nhiều, nhưng tôi học được cũng không ít! Tất cả là cho 1 ngày mai ra đường tham gia giao thông an toàn hơn cho bản thân tôi, và cho xã hội!
Với mong muốn lành mạnh hóa đam mê Motor nói chung, và để ae chơi motor ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nói riêng. Tôi xin giới thiệu tới các bạn series các bài học lái xe Motor Cơ Bản, được biên soạn từ các tài liệu của Công ty Phát phiển Thông tin và Quản Lý Huấn Luyện UKcraft, các tài liệu sưu tập, và cả kinh nghiệm cá nhân cũng như các kinh nghiệm được chia sẽ từ các bậc tiền bối lão làng! Mong anh em ủng hộ bằng cách chia sẻ thêm những kinh nghiệm của riêng bản thân, để chúng ta sẽ cùng an toàn hơn trên những chú ngựa sắt dấu yêu của mình!
Bài 1: Vị trí lái xe trên đường
1/ Trên đường thẳng và không có đường cắt ngang:
Những người lái Motor chúng ta có tốc độ vượt và tốc độ di chuyển trung bình cao, nên theo kinh nghiệm chúng ta nên đi ở lề bên trái của làn đường, vì:
- Ở lề trái, chúng ta luôn sẵn sàng quan sát làn đường ngược chiều, và sẵn sàng để vượt trái các phương tiện khác một cách an toàn nhất! Ngược lại, nếu Chạy quá sát lề phải sẽ dẫn đến tình huống có thể không quan sát được xe ngược chiều xin vượt, nếu xe cùng chiều mình nhường đường thì sẽ có xu hướng ép mình xuống... ruộng!
- Ở lề trái, chúng ta tránh được các phương tiện di chuyển chậm và hay có xu hướng đổi hướng bất thình lình như xe đạp, xe máy pkn! Bạn sẽ có nhiều thời gian và không gian hơn để xử lý khi bất cứ một phương tiện nào phía trước rẽ vào lề.
Tuy nhiên , vì tình hình giao thông của VN phức tạp, chúng ta nên cần dựa vào bản năng để điều chỉnh tốc độ cho phù hợp với vị trí trên làn đường mà chúng ta chạy . Chạy rõ chậm ở bên lề trái sẽ bị oto dí đít, còn chạy rõ nhanh bên lề phải lại tiềm tàng rất nhiều nguy cơ va chạm với xe đạp, xe máy pkn do họ có thể bất thình lình rẽ mà không xi nhan.
Ở các đoạn đường thẳng, nhưng có dốc đi lên rồi đi xuống, bạn sẽ không thể quan sát xa về phía phần đường sau cái dốc đó. Do vậy, bạn nên di chuyển từ sát lề trái về giữa làn đường của mình, tránh tình trạng có 1 thằng điên ở làn ngược chiều vượt trái khi lên dốc ở phía kia. Nếu bạn đi quá sát lề trái, bạn có thể rơi vào đúng đường vượt của xe ngược chiều khi đang lên dốc, mà thời điểm bạn quan sát được điều đó thường là đã quá muộn để xử lý! Nếu chuẩn ra, không bao giờ được vượt xe khi lên xuống dốc, nhưng ở đời nhiều thằng ngu, mình phải chủ động tránh nó ra!
2/ Đường thẳng có đường cắt ngang
Khi có đường cắt ngang ( cái này trên đường trường chúng ta phải để ý biển chỉ dẫn ), nếu có điều kiện về khoảng trống, chúng ta nên thay đổi vị trí đi trên làn đường của mình để mở góc quan sát. Mở góc quan sát giúp chúng ta thấy được sớm hơn các phương tiện đang lao ra cắt ngang đường mình, điều đó sẽ cho chúng ta có thểm thời gian xử lý và không bị giật mình.
Khi thay đổi vị trí di chuyển để mở góc quan sát, bạn cũng nên đá nhanh qua gương chiếu hậu để quan sát xem có phưong tiện nào đang vượt về phía mà mình mở góc hay không ( Gương chiếu hậu là must have khi đi xe PKL ). Phải ưu tiên tránh xe vượt mình trước khi quan sát đường cắt ngang. Nhiều người rất hồn nhiên mở góc tạt thẳng vào đầu xe khác đang vượt lên, điều đó còn nguy hiểm hơn nhiều!
Bài 2: Vị trí lái xe khi rẽ/cua trái phải
1/ Rẽ trái vuông góc.
Khi rẽ trái, nếu điều kiện cho phép, thay vì đi sát vạch giữa đường, chúng ta phải mở góc ra phía bên phải đường . Điều này đem lại cho chúng ta 2 lợi thế:
- Chúng ta có góc nhìn xa hơn về hướng cua, giúp chúng ta nhận biết được sớm hơn tình trạng mặt đường, các chướng ngại vật sau khúc cua.
- Bẳng việc mở góc, chúng ta cũng tạo cho bản thân mình 1 góc cua thuận lợi hơn. Khi đi quá sát vạch giữa đường, chúng ta thường rơi vào tình trạng chạm đỉnh cua quá sớm . Còn khi mở góc, chúng ta dễ dàng chủ động đặt đỉnh cua muộn hơn để quan sát và tránh được xe ngược chiều lấn làn! Vấn đề về đỉnh cua tôi sẽ đề cập ở các bài sau để làm rõ hơn tầm quan trọng của việc chủ động khống chế đỉnh cua của mình.
Như hình minh họa, nếu đi giữa đường, ta không quan sát được thấy đuôi xe 4 bánh . Còn mở góc, ta đã nhìn thấy xe 4 bánh, và có phản xạ để xử lý sớm hơn.
Một điều chúng ta cũng nên lưu tâm khi mở góc rẽ/cua, đó là phải quan sát kỹ các chướng ngại vật có thể "nhô" ra từ vỉa hè và tình trạng mặt đường sát vỉa có cống, hố, điểm gồ ghề nào không
2/ Đường cua an toàn.
Điều đầu tiên chúng ta cần hiểu, đó là đường cua an toàn KHÔNG phải là đường cua nhanh nhất khi vào cua.
Trong tình trạng tầm nhìn qua góc cua bị chắn, Đường cua an toàn yêu cầu bạn giữ đều tốc độ, mở góc ra phía ngoài cua, bám sát phía ngoài cua và duy trì đường lái đó đến 1 đỉnh cua muộn. Đỉnh cua muộn này, như bạn thấy trong hình, sẽ cho bạn góc quan sát tốt hơn tình trạng mặt đường, giao thông sau khúc cua . Sau đó, bạn quặt nhanh vào cua và thoát cua. Sau khi thoát cua, bạn lại di chuyển vào sát vạch kẻ giữa đường và đi tiếp ( Như bài 1 đã đề cập )
Một đường cua an toàn đúng:
Ngược lại, Đường cua nhanh nhất ( mà các tay đua hay sử dụng )thì sẽ yêu cầu bạn mở góc, rồi cắt thật gấp vào phía trong góc cua. Như vậy bạn sẽ lẹm thẳng vào làn ngược chiều và tự đặt mình vào những tình huống rất nguy hiểm và khó xử lý. Do đó, đường cua này chỉ áp dụng khi bạn đang đi trên đường 1 chiều và mặt đường tốt. Ngoài ra, đỉnh cua của đường cua nhanh nhất cũng được xác định khác với đường cua an toàn. Điều này tôi sẽ giải thích kỹ ở bài Khống chế đỉnh cua.
Còn đây là đường cua nhanh, các bạn để ý cắt sát vào phía trong sẽ khiến ta nhiều khi phải đối đầu với các xe đi ngược chiều. Ở VN, nếu cua sát như vậy, nhiều khi còn gặp các bác lấn làn ---> Đổi từ ngồi motor lên ngồi tủ!
Tóm lại, để giữ được đường cua an toàn, bạn phải khống chế tốc độ vào cua vừa phải, không được đi quá nhanh . Vào cua tốc độ cao, bó sát vào mặt trong góc cua là một cảm giác rất sung sướng và tê tái. Nhưng vì sự an toàn của mình và người khác, bạn hãy cố "hoãn" cái sự sung sướng đó lại khi đi trên các khúc cua ( nhất là những khúc cua mình không thuộc ), các đường 2 chiều thì càng nên "kiềm chế", tránh phóng nhanh quá không kiểm soát nổi tình hình....
Rẽ phải, đường cua phải cũng tương tự như trái!
Bài 3: Cẩn thận sau xe tải..
Định nghĩa Xe Tải: Chướng ngại vật không thể không gặp!
Định nghĩa Tam giác tử thần: Khoảng không gian đằng sau, bên phải của xe tải, thường được coi như là 1 tam giác nguy hiểm nhất người lái Moto có thể rơi vào.
Khi di chuyển trên đường trường, chúng ta lưu ý khi đi sau xe oto, nhất là xe tải, thì chúng ta hết sức tránh bị rơi vào tam giác tử thần này:
Vị trí chúng ta nên di chuyển đó là sát với mép trái của xe oto.
Ở vị trí ngoài "tam giác tử thần" này, ta có 4 lợi thế:
- Quan sát được làn đường ngược chiều. Ngược lại, Nếu đi trong vùng "Tam giác tử thần", thì bạn sẽ bị chắn tầm nhìn bởi "mông" cái xe tải to vật, dẫn đến việc khả năng quan sát dự đoán các tình huống nguy hiểm chậm hơn. Như những bài trên đã đề cập, việc ko quan sát được xe ngược chiều đang xin vượt dễ dẫn tới bị xe tải cùng chiều nhường đường cho xe xin vượt kia và ép ta bay xuống ruộng.
- Bạn luôn tránh được nguy cơ rơi vào điểm mù của gương hậu xe tải . Đa phần tai nạn giữa oto/tải với xe motor là do tài xế oto/tải không quan sát thấy người lái Motor. Vì vậy, khi đi trên đường, chúng ta nên tạo điều kiện để cho lái xe oto/tải nhận biết được sự có mặt của ta trên đường.
- Chúng ta quan sát và sẵn sàng đánh xi nhan và vượt xe tải khi điều kiện an toàn cho phép!
- Với một khoảng cách hợp lý, không gian rộng hơn, nếu có việc bất ngờ xảy ra, bạn sẽ có nhiều thời gian và nhiều phương án xử lý hơn. Timnigger trong 1 lần di chuyển xuống Thái Bình, đến đoạn qua huyện Đông Hưng thì chiếc Vios đi trước mặt phanh gấp tránh 1 bác đi xe đạp sang đường ..quên bật xi nhan. Bên phải đường lúc đó có 1 cái xe thồ chắn, nên mình đành lao gấp ra tận mép đường của làn ngược chiều - sau khi quan sát ko có xe ngược chiều đang lao tới- và tránh kịp chiếc Vios phanh xoay ngang giữa đường trong gang tấc.. Nếu lúc đó mình di chuyển trong "tam giác tử thần" sau chiếc Vios đó, mình chắc chắn ko thể kịp lao sang làn ngược chiều để tránh. Chỉ có nước đâm vào cái Vios hoặc lao vào cái xe thồ...
Lưu ý, chúng ta chạy càng nhanh thì càng phải nối dài khoảng tam giác đó ra, tránh chạy quá sát sau đít xe tải.
Giới thiệu với các bạn một pha "hóa bướm bay xuống ruộng" điển hình ở VN:
Nhiều tay lái Motor rất khoái vượt phải vì cảm giác... an toàn hơn do: đỡ phải chịu áp lực của xe ngược chiều lao vào đầu, bên phải luôn có vẻ rộng thoáng hơn. Tuy nhiên, khi đi sát đít xe tải và vượt phải, có thể người đó sẽ ko nhận ra là bên làn ngược chiều phía trước tự nhiên có thằng điên lao ra xin vượt.
Xe tải cùng chiều mình khi nhìn thấy xe ngược chiều xin đường, Thì tài xế có 2 lựa chọn:
1/ Ưu tiên thằng Moto đang vượt phải ( nếu còn quan sát đc ) nên Không thèm nhường đường xe ngược chiều, cũng cứ lao thẳng ko đánh lái. Nguy cơ là: Lao đầu vào thằng phi như điên ngược chiều đang xin đường kia, Hai con xe to uỵch lao vào nhau, Rầm!
2/ Thôi thì nhường thằng ngược chiều xin đường kia. Nguy cơ là : Cùng lắm chỉ ép 1 thằng moto bay xuống ruộng ..
Bài 4: Một bài học khi vượt xe tải
1/ Vượt trên đường thẳng
Khi đi sau xe tải, chúng ta tránh đi vào "tam giác tử thần" . Do đó, vị trí rất tự nhiên khi chúng ta bắt đầu vượt chính là từ phía bên trái xe tải .
Ở vị trí sát mép trái, đầu tiên chúng ta quan sát làn ngược chiều để quyết định thời điểm vượt:
- Nếu thấy làn ngược chiều thông thoáng, mặt đường tốt, mãi tít xa xa mới có một xe ngược chiều đang đi tới ---> Bạn có rất nhiều thời gian để vượt ---> Xi nhan xin vượt ----> Vượt thật dứt khoát! Chú ý, khi vượt xe tải, không bao giờ nên vượt tà tà chậm rãi, bởi nếu có biến cố bất ngờ xảy ra ( xe tải đánh lái đột ngột để tránh 1 người bất chợt từ ngõ lao ra đường chẳng hạn ) thì vị trí của mình cạnh cái gầm xe tải lúc đó không phải là vị trí "lành lặn" cho lắm...
- Nếu thấy có quá nhiều xe oto nối đuôi nhau đang lao tới, bạn đừng vội vượt. Vì nếu bạn vượt, và một trong số những oto ở làn bên phía ngược chiều đột ngột cũng tách ra vượt, lúc này, bạn và oto ngược chiều đó sẽ đối đầu với nhau ở ngay giữa 2 làn đường. Tai nạn rất dễ xảy ra.
Chú ý: Điều mà đa số các tay lái ít đi đường trường cảm thấy khó khăn nhất, đó chính là tính toán được thời điểm vượt khi liên tục có xe ngược chiều đang chạy . Hãy cẩn thận, vì cho dù xe ngược chiều có vẻ như đang ở xa, nhưng khi bạn vượt, thì khoảng cách giữa 2 vật thể đang lao vào nhau sẽ ngắn đi rất rất nhanh ... Do vậy hãy tính toán kỹ xem mình cần bao nhiều thời gian để vượt, và ước lượng thời gian xe ngược chiều sẽ lao tới.
2/ Vượt ở đoạn đường giao nhau
Xin giới thiệu với các bạn một tai nạn rất điển hình khi vượt ở đường giao nhau mà chúng ta cần nên tránh .
Ở tình huống này, lái xe oto con ở đoạn đường cắt ngang có thể không quan sát được bạn, và họ đương nhiên sẽ cho xe rẽ phải ngay lập tức. Khi đó, chiếc oto con sẽ cản ngay vào đường vượt của bạn , và tai nạn ít khi tránh khỏi. Do vậy , ta nên hạn chế vượt ở các giao lộ, và chỉ vượt khi tầm nhìn không bị hạn chế!
3/ Vượt khi ở góc cua
Về cơ bản, vượt khi đang cua là một hành động khá mạo hiểm , các bạn hãy tham khảo ví dụ sau:
Tam giác màu xanh, chính là tầm nhìn của bạn sau khúc cua.
- Nếu tầm nhìn của bạn về sau góc cua bị cản hoặc hạn chế --> Tốt nhất là không vượt , đợi đến khi thoát cua và khi tầm nhìn tốt, thuận lợi thì hãy vượt sau...
Và một điều cuối cùng không thể chối cãi: XE CÀNG KHỎE, SẼ VƯỢT CÀNG NHANH, VÀ SẼ CÀNG AN TOÀN ...
Ở phần tiếp theo mình sẽ nói về các kĩ thuật ôm cua, khi tham gia giao thông ở đường phố ôm cua chỉ là 1 hình thức bình thường và tưởng chừng như nó chỉ đơn giản chỉ là bẻ tay lái qua hết cua ấy. Nhưng không việc ôm cua cũng có sự đòi hỏi kĩ thuật cao và nó cũng sẽ giúp lợi ích cho bạn khá nhiều khi đang đi với vận tốc cao khi đi xe. Các bạn đón xem nhé.
Các bạn đón xem phần tiếp theo tại đây: http://www.2banh.vn/threads/bai-hoc-khi-di-motor-khong-don-thuan-chi-la-chay-phan-cuoi.5052/
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet