Nội dung
Tối (31.1), bác sỹ Ninh Văn Chủ - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng, Sở Y tế Quảng Ninh đã lên tiếng bác bỏ tin "dịch cúm A-H5N1 và A-H7N9 bùng phát ở Quảng Ninh" gây hoang mang trong dư luận.

Theo phản ánh của người dân Hạ Long, khi đi chợ mua đồ ở các Hạ Long I, Hạ Long II, Chợ Hồng Hà, chợ Cột 3… đều thấy xôn xao thông tin về một số cháu bé học tại trường mầm non ở phường Hồng Hải và Hồng Hà bị nhiễm cúm.

Tại các khu chợ này, đặc biệt là khu bán hàng sống, tiểu thương đã phải dùng khẩu trang y tế. Nghi ngại trước thông tin này nhiều người đã quay lưng với loại thực phẩm tươi sống.

Bác tin bùng phát dịch cúm ah5n1 và ah7n9 ở quảng ninh

 

Kiểm soát dịch bệnh tại cửa khẩu

Bác sỹ Ninh Văn Chủ - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng cho biết: Thông tin nói tại Quảng Ninh đang có dịch cúm A/H5N1 hay cúm A/H7N9 là không chính xác. Theo ông Chủ, từ đầu năm 2015 đến nay, tại Quảng Ninh chỉ có 3 ca nghi cúm tại phường Hồng Hải và phường Hồng Hà, TP Hạ Long. Phòng Xét nghiệm sinh học phân tử của Trung tâm Y tế dự phòng đã xét nghiệm, phân tích và phát hiện 1 ca bệnh nhiễm virus cúm A/H3.

Cúm A/H3 là cúm mùa trên người, không phải cúm lợn hay cúm gia cầm. Đặc điểm của cúm A/H3 là bệnh cúm mùa, đa số các ca mắc đều nhẹ và tự khỏi, chỉ có rất ít ca bệnh nặng.

Nguồn bệnh là người bệnh thể điển hình hoặc thể nhẹ. Thời gian ủ bệnh thường từ 1-5 ngày, trung bình là 2 ngày. Thời kỳ lây bệnh là 1-2 ngày trước khi khởi phát và 3-5 ngày sau khi có triệu chứng lâm sàng.

Cúm là bệnh nhiễm virus cấp tính đường hô hấp với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, sổ mũi, mệt mỏi, đau họng và ho. Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2 đến 7 ngày. Trẻ em và người lớn tuổi, người mắc bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch bệnh có thể diễn biến nặng hơn: viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh lây lan qua đường hô hấp. Bệnh có khả năng lây truyền rất cao và nhanh. Bệnh lây mạnh khi tiếp xúc trực tiếp, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học và nhà trẻ. Mọi người đều có khả năng bị bệnh.

Biện pháp dự phòng đặc hiệu là sử dụng vaccine, hiệu quả bảo vệ 70-90%.

Các biện pháp dự phòng không đặc hiệu khác bao gồm: vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, hạn chế tiếp xúc với người bệnh, tăng cường sức khỏe để tăng khả năng phòng bệnh.

Khi có biểu hiện viêm đường hô hấp cấp như sốt cao, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, đau họng, ho cần đến ngay các cơ sở Y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

Bác sỹ Ninh Văn Chủ cũng nhấn mạnh, Sở Y tế tỉnh luôn thực hiện việc kiểm soát an toàn thực phẩm ở các chợ rất nghiêm. Người dân ở Quảng Ninh hãy an tâm mua bán và sinh hoạt bình thường.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Làm gì khi trẻ bị sặc sữa?

Trường hợp trẻ 10 tháng tuổi ở Hà Nội tử vong do vừa bú bình vừa ngủ khiến không ít các bậc phụ huynh lo lắng. Nếu chẳng may con mình bị sặc sữa thì cần phải làm gì?

Xem thêm  

Cách dùng chất béo với bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong số những bệnh hay gặp của “thời hiện đại” và cuộc sống đô thị hóa.  Căn bệnh đó cũng liên quan rất mật thiết với chế độ ăn uống. Chất béo trong khẩu phần ăn đóng một vai trò đặc biệt.

Xem thêm  

Trúc Diễm khoe da trắng mịn màng

Chiều qua (10/11/2013) người đẹp Trúc Diễm đã góp mặt trong buổi tọa đàm về trò chơi giải trí trên thiết bị di động được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trúc Diễm lựa chọn mẫu trang phục...

Xem thêm  

Cách lựa chọn thực phẩm khôn ngoan

Để đảm bảo sức khoẻ, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ, điều kiện kinh tế, sở thích. Lựa chọn phù hợp Phù hợp với...

Xem thêm