Bạn Mỹ Thắm chia sẻ: “Lần đầu tiên trong đời bị ngộ độc bột ngọt... Giờ miệng còn chát, gáy còn đau, ngực còn tức và chân còn run, sợ thiệt! Không lẽ cái quán đó nó cho cả ký bột ngọt zô tô phở của mình!”
Vậy bột ngọt có độc hại không? Ăn quá nhiều bột ngọt sẽ gây ngộ độc?
Bột ngọt không độc nhưng gây ngộ độc khi “quá liều”
Bột ngọt có tên khoa học là monosodium glutamate (MSG) đã được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ và Tổ chức Y tế Thế giới xem là một chất phụ gia thực phẩm an toàn.
Ảnh minh họa |
Thứ hai, có thể người dùng đã sử dụng một lượng quá nhiều bột ngọt, mà lượng này được tính từ vài trăm gam trở lên, tương đương với 1/5 túi bột ngọt thông thường. Lúc đó được gọi là ngộ độc bột ngọt, chứ đơn thuần, bột ngọt không gây hại. Giống như vitamin A, bình thường không gây hại, nhưng dùng một liều cao quá mức ngay tại một thời điểm thì bản thân vitamin A cũng gây hại chứ không chỉ bột ngọt. Như vậy, bột ngọt vô can với các triệu chứng trên nếu loại bỏ hai trường hợp đã nêu.
Cẩn thận với “siêu bột ngọt”, đường hóa học trong nước dùng phở
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay vẫn còn là nỗi lo với nhiều người, nhất là với những ai thường xuyên phải ăn hàng quán vỉa hè. Vì lợi nhuận, nhiều chủ quán không ngại ngần “đầu độc” thực khách bằng những phụ gia độc hại. “Siêu bột ngọt”, đường hóa học cũng là một trong những phụ gia như vậy.
Siêu bột ngọt: Gia vị này ngọt hơn bột ngọt gấp 20 lần |
Theo những người bán hàng: đường hóa học có vị ngọt hơn đường thông thường từ 30-70 lần, thậm chí có loại ngọt hơn từ 200-600 lần, lại rẻ và dễ sử dụng nên được mua nhiều. Cứ 1kg đường hóa học (loại viên to bằng hạt đỗ, hình thoi) giá 220.000đồng/kg nhưng có độ ngọt cao hơn đường mía đến 40 lần, tức tương đương 40 kg đường thường.
Loại đường hóa học xuất xứ từ Trung Quốc có tên Tang Jing |
Để tăng lợi nhuận, các chủ quán không tiếc tay nêm nếm loại siêu bột ngọt và đường hóa học này vào nước dùng. Nếu cho quá nhiều, tác hại của nó cũng như là chất độc đến sức khỏe.
Như vậy nhiều người đi ăn phở, bún… ăn phải lượng lớn siêu bột ngọt hoặc đường hóa học dẫn dến những triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, tức ngực… lại vô tình đổ cho lỗi cho bột ngọt. Để bảo vệ sức khỏe của mình, nên hạn chế ăn hàng quán, ăn phải món ăn có vị tanh, lợ nên ngừng ngay, đồng thời lựa chọn cho mình những quán ăn uy tín.
Cách phân biệt nước dùng là nước dùng nấu từ xương, rau củ có vị ngọt thoang thoảng, thanh, không gắt, sau khi ăn 5-10 phút sẽ không có cái hậu khó chịu đọng lại. Nước dùng sử dụng phụ gia hóa chất không thanh, sau khi ăn khoảng 10 phút, lưỡi có vị ngọt, chát, cảm thấy khó chịu, nhận thấy rõ sau khi uống nước.
Khi có các triệu chứng ăn trúng phở “độc” cần xử lý ngay
Pha 1 ly nước chanh ấm với muối (không dùng đường), uống vào và nằm nghỉ ngơi nơi thoáng mát khoảng 15 phút, nếu nôn được càng tốt. Đơn giản hơn có thể uống nhiều nước ấm để thanh lọc độc tố ra khỏi cơ thể. Nếu như thấy triệu chứng tăng nặng thì hãy chuyển ngay đến cơ sở y tế nhờ các bác sĩ can thiệp.
Lưu ý: Không được dùng bất cứ loại thuốc nào để xử lý sự cố này để đề phòng biến chứng, nếu lỡ uống khi chuyển bệnh nhân đến bệnh viện phải mang theo vỏ loại thuốc trình bác sĩ để kiểm tra.
Hải Huyền (T.H)
Theo các chuyên gia hóa học: Đường hóa học, các loại chất tạo ngọt được tổng hợp bằng phương pháp hóa học, thành phần chủ yếu là natri sacharin, không có giá trị dinh dưỡng, chỉ là dùng để làm tăng khẩu vị của món ăn. Một số loại đường hóa học còn có tác hại nhất định đến cơ thể con người.
Nếu thai phụ thường xuyên ăn nhiều đường hóa học, sẽ có tác hại gây kích thích niêm mạc đường ruột và ảnh hưởng đến chức năng men tiêu hóa, dẫn đến suy giảm chức năng tiêu hóa, gây rối loạn tiêu hóa và gây trở ngại cho sự hấp thụ chất dinh dưỡng. Đồng thời có thể lầm tăng gánh nặng cho thận, có hại đối với thận. Sử dụng bừa bãi có thể gây ung thư gan, thận, phổi hoặc thậm chí gây dị dạng bào thai.
Tiến sĩ Đặng Chí Hiền (Viện Công nghệ hóa học) cho biết: Người ăn phải thực phẩm chứa nhiều đường hóa học có thể gây nên cảm giác nhức đầu, chóng mặt, ù tai, buồn nôn hoặc có thể dị ứng nếu dùng với số lượng nhiều. Tuy nhiên, điều nguy hiểm ở chỗ loại đường lụa này dễ dàng hòa tan trong nước, không màu, không mùi nên rất khó phát hiện. Chỉ nhìn bằng mắt thông thường thì không thể phân định được mà phải qua các phương pháp phân tích hóa học. - Vietnamnet
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet