Nội dung
Cơm trắng không phải kẻ thù của đái tháo đường
Ăn nhiều cơm gây đái tháo đường
 Cơm trắng không phải là nguyên nhân gây bệnh như người ta vẫn tưởng
Chúng ta chỉ nên tin vào các tuyên bố từ Bộ Y tế, Viện Kiểm nghiệm hoặc Viện Dinh dưỡng. Đến thời điểm này, gạo trắng không nằm trong nhóm nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường.
Tỷ lệ đái tháo đường ở Việt Nam và các nước đang phát triển tăng cao là do đời sống được cải cải thiện, con người có xu hướng ăn uống bất hợp lý như tiêu thụ nhiều chất béo, chất đạm như thịt, đồ ăn dầu mỡ, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, rượu bia. Việc năng lượng nạp vào cơ thể quá nhiều có thể gây nên rối loạn chuyển hóa chất đạm, đặc biệt là chất béo. Thêm vào đó, thói quen lười vận động, ít di chuyển lại càng khiến lượng chất béo vào cơ thể khó tiêu hao.
Tất cả các yếu tố đó đẩy chúng ta vào tình trạng thừa cân, béo phì - hai yếu tố nguy cơ không chỉ dẫn đến đái tháo đường mà còn nhiều căn bệnh nguy hiểm khác như rối loạn mỡ máu, cao huyết áp, gout, sỏi mật, tiền liệt tuyến và rất nhiều bệnh khác xuất phát từ chế độ ăn không hợp lý.
Theo tổng điều tra của Viện dinh dưỡng quốc gia, trong khẩu phần ăn của người Việt có 70-80% từ tinh bột, bao gồm gạo, mì, ngô, khoai, sắn tùy theo từng vùng miền, lượng đạm và chất béo chiếm rất thấp. Cho đến nay, tỷ lệ này đã thay đổi nhiều và hướng tới chế độ hợp lý hơn, tăng khẩu phần đạm (có trong cá, trứng, thịt, tôm, cua, ốc…) và chất béo (dầu, mỡ, bơ).
“Người Việt chúng ta bao đời nay đều ăn gạo trắng, nhưng hiện nay mức độ tiêu thụ các chất tinh bột đã giảm đi rất nhiều. Trước đây có người ăn mỗi bữa 3-4 bát cơm. Nhưng hiện nay, nhiều người chỉ ăn nửa bát. Bên cạnh đó, các cuộc nhậu nhẹt nhiều hơn, đồ ăn sẵn, thức ăn nhiều đạm cũng được tiêu thụ nhiều hơn, khiến khẩu phần năng lượng vào cơ thể tăng cao. Đó là nguyên nhân gây nên bệnh chứ không phải việc ăn gạo trắng. Nếu ăn cơm gây đái tháo đường thì mọi người Việt Nam đều mắc bệnh”. 
Không nhất thiết phải nhịn cơm
Ăn nhiều cơm gây đái tháo đường
 
Bệnh nhân đái tháo đường luôn được khuyến cáo chọn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Tức là sau khi ăn 2h, thực phẩm đó không làm chỉ số đường huyết tăng cao mà có thể kiểm soát. Chỉ số đường huyết tăng vọt vượt ngưỡng sẽ gây ra biến chứng các vi mạch gây mờ mắt, yếu răng, đặc biệt là suy thận.
Gạo và mì là những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Tuy nhiên, không nhất thiết phải nhịn hoàn toàn tinh bột. Vẫn có thể ăn cơm hàng ngày nhưng chỉ ở mức độ hạn chế.
Theo đó, nếu khẩu phần ăn dành cho người bình thường được khuyến nghị 15% chất đạm, 60-65% chất đường bột và chất béo dưới 25%; với bệnh nhân tiểu đường, chất đường bột nên giảm xuống còn 50-55%, chất đạm 15-18%, chất béo cũng không nên vượt mức 25%.
Ngoài ra, giải pháp dành cho bệnh nhân đái tháo đường là tăng cường ăn rau lá và trái cây (loại không chứa nhiều vị ngọt). Chúng cung cấp chất khoáng, chất xơ cho cơ thể, có tác dụng ngăn chặn cảm giác thèm ăn, đồng thời giúp tạo ra “màng lưới” làm chậm quá trình đường hấp thu vào máu. Do đó, cho dù ăn tinh bột, việc tiêu thụ nhiều rau và trái cây sẽ luôn là trợ thủ đắc lực trong việc ngăn chặn lượng đường hấp thu vào máu.
Đó cũng chính là lý do các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các bệnh nhân đái tháo đường ăn gạo lứt (hay còn gọi là gạo lật) thay cho gạo trắng. Gạo lứt về bản chất là gạo còn nguyên lớp cám ngoài vỏ gạo, chính là phần chất xơ tốt cho bệnh nhân đái tháo đường.
Tuy nhiên, gạo lứt thường rất khó ăn, không như cơm trắng chúng ta vẫn thường sử dụng. Bệnh nhân đái tháo đường có thể ăn cơm gạo trắng bình thường với nguyên tắc: giảm lượng cơm, tăng lượng rau, trái cây thì bệnh vẫn nằm trong tầm kiểm soát.
Ăn uống rất quan trọng trong việc điều chỉnh đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường, tuy nhiên mỗi người cần có chế độ riêng hợp lý để duy trì cơ thể khỏe mạnh.
Theo SKĐS.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Trúc Diễm khoe da trắng mịn màng

Chiều qua (10/11/2013) người đẹp Trúc Diễm đã góp mặt trong buổi tọa đàm về trò chơi giải trí trên thiết bị di động được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trúc Diễm lựa chọn mẫu trang phục...

Xem thêm  

Cách lựa chọn thực phẩm khôn ngoan

Để đảm bảo sức khoẻ, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ, điều kiện kinh tế, sở thích. Lựa chọn phù hợp Phù hợp với...

Xem thêm  

Cách dùng chất béo với bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong số những bệnh hay gặp của “thời hiện đại” và cuộc sống đô thị hóa.  Căn bệnh đó cũng liên quan rất mật thiết với chế độ ăn uống. Chất béo trong khẩu phần ăn đóng một vai trò đặc biệt.

Xem thêm