Nội dung

1. Mỗi trang phục có thể đính hàng nghìn viên pha lê 

Brad Griffies, nhà thiết kế trang phục cho các vận động viên trượt băng nghệ thuật của Mỹ, chia sẻ: "Mỗi viên pha lê đều được đính thủ công lên áo. Vì thế, càng nhiều đá quý thì trang phục càng đắt tiền". Anh cũng cho biết thời gian làm ra một chiếc áo múa bằng lụa chiffon trung bình chỉ mất 2-4 giờ, nhưng để đính đá quý lên trang phục thì tốn khoảng 4-40 giờ, tùy vào số lượng pha lê.

8 điều thú vị về trang phục trượt băng nghệ thuật

2. Vận động viên chỉ sắm thêm 1-2 bộ mỗi mùa 

Vận động viên trượt băng nghệ thuật cũng như người bình thường, họ mặc lại một bộ trang phục diễn nhiều lần. Thu nhập của môn thể thao nghệ thuật này cũng không đến mức giàu có, nhất là khi chi phí đầu tư cho trang phục đã ngốn một phần không nhỏ. Vì vậy, mỗi năm các vận động viên thường chỉ sắm thêm 1-2 bộ để đổi mới. 

Bộ váy trượt băng nghệ thuật đắt tiền nhất có giá khoảng 5.000 USD, nhưng con số thật sự có thể cao hơn nhiều, nhất là khi được nhà mốt nổi tiếng như Vera Wang thiết kế. Bà là người may váy cho cả vận động viên Nancy Kerrigan và Michelle Kwan. 

3. Trang phục ngày càng có xu hướng tối giản 

Michelle Kwan là người đi tiên phong với trang phục trượt băng giống… áo bơi: ít tua rua và rườm rà. Trước thời của cô, các vận động viên thường mặc váy kiểu Nga với tay dài ôm sát, thân váy đính lông hoặc đá quý đắt tiền dạng họa tiết.

Nhưng giờ đây, mọi người đang nghiêng dần về xu hướng đơn giản và thanh thoát kiểu Âu-Mỹ. Bản thân Griffies cũng chia sẻ rằng thiết kế của anh lấy cảm hứng từ những bộ váy dạ tiệc đầy cá tính của Versace. "Tuy nhiên, thiết kế trang phục trượt băng nghệ thuật khó hơn váy dạ hội, vì bạn chỉ có nửa thân trên để thể hiện sự sáng tạo". 

8 điều thú vị về trang phục trượt băng nghệ thuật

Trang phục trượt băng xưa và nay (phải).

4. Nữ vận động viên từng không được mặc trang phục bó sát 

Trước đây, giới trượt băng đã ra quy định rằng nữ vận động viên chỉ được mặc váy khi trình diễn. Năm 1988, khi Debi Thomas lần đầu mặc jumpsuit bó sát, giới trượt băng nổi lên tranh cãi lớn khiến dự luật cấm ngày càng xiết chặt. Đến năm 2004, dự luật này mới được gỡ bó. Nữ vận động viên có thể mặc váy, quần bó chẽn hoặc đồ bó sát. 

5. Trang phục phạm luật có thể bị trừ điểm 

Sẽ có một điểm trừ dành cho thí sinh nào có trang phục không phù hợp. Mặc dù quy định này khá mơ hồ và không có những quy chuẩn cụ thể, nhìn chung, trang phục phải lịch sự, trang trọng, không rườm rà, thích hợp cho một cuộc thi thể thao nhưng có thể mang màu sắc âm nhạc. Mười giám khảo có thể ấn nút nếu thấy trang phục của thí sinh có vấn đề, nhưng phải có 6/10 sự đồng thuận thì điểm trừ mới được công bố. 

6. Cú xoay Biellmann là động tác dễ gây sự cố trang phục 

8 điều thú vị về trang phục trượt băng nghệ thuật

Cú xoay Biellmann.

Cú xoay Biellmann là động tác mà vận động viên phải ngửa ra sau, uốn cong người nắm lấy giày trượt để xoay vòng tròn. Tư thế này rất dễ xảy ra sơ suất về trang phục, đặc biệt là vô ý lộ vòng một. Thường thì khán giả sẽ không kịp thấy sai lầm này vì vận động viên xoay tròn cực nhanh

7. Trang phục không được nude quá 50% 

50% là con số mà giới trượt băng đồng tình về sự táo bạo của trang phục. Trang phục không được tạo ra cảm giác hở hang quá mức, không phù hợp cho một hoạt động thể thao.

8. Phụ kiện thường không được cho phép, tuy có vài ngoại lệ 

Giới vận động viên thường phớt lờ điều luật này nhất, họ mang rất nhiều phụ kiện từ hoa tai, vòng cổ, cài tóc… Đương kim vô địch Gracie Gold thậm chí còn đeo cả ba món phụ kiện trên khi thi đấu mà không hề bị "tuýt còi".

8 điều thú vị về trang phục trượt băng nghệ thuật

Đôi khi, phụ kiện còn được vận động viên dùng để làm đạo cụ trình diễn, chẳng hạn Á quân Olympics 1972 Karen Magnussen sử dụng một chiếc ô trong suốt cho bài thi của mình.

Sao Mai

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục