Nội dung

(HOCHOIMOINGAY.com) – đồng hồ là vật bất ly thân của nam giới thời hiện đại, vì vậy hãy cùng chúng tôi tham khảo những điều cần biết và nên tránh khi sử dụng đồng hồ:

7 điều cần biết và nên tránh khi sử dụng đồng hồ

1. Đối với các đồng hồ dùng năng lượng thạch anh (Quartz), hàng ngày sau khi không đeo, tránh để gần các vật dụng có từ trường mạnh như: Tivi, tủ lạnh, thùng loa, máy vi tính hoặc điện thoại di động. Bởi ở những môi trường có nhiều từ tính như vậy sẽ khiến cho pin của đồng hồ mau hết, tụ điện (IC) của đồng hồ dễ nhiễm từ tính, dẫn đến bộ máy đồng hồ hoạt động không chính xác. Nên có hộp xoay watch winder có tác dụng tích năng lượng để giữ và đảm bảo bộ máy đồng hồ hoạt động trơn tru và liên tục khi không đeo (với đồng hồ cơ).

7 điều cần biết và nên tránh khi sử dụng đồng hồ



2. Không sử dụng các nút bấm khi ở dưới nước đối với những đồng hồ nhiều chức năng. Khi tắm biển, cát và nước muối sẽ chui vào các khe gioăng ở kính, đắy và đặc biệt là núm. Khi nước biển khô đi, muối và cát biển còn đọng lại trong núm làm cộm gioăng dẫn đến tạo khe hở lớn. Vì vậy, không nên đeo đồng hồ khi tắm biển, nếu có đeo thì phải tráng rửa lại bằng nước ấm (đối với đồng hồ được phép bơi lặn).

7 điều cần biết và nên tránh khi sử dụng đồng hồ


3. Tránh để đồng hồ bị va đập mạnh, nên tháo đồng hồ khi chơi thể thao, ngoại trừ đồng hồ chuyên dụng dành riêng cho thể thao. Đối với các đồng hồ có chức năng đo thời gian thể thao (Chronograph), nên hạn chế sử dụng kim đo thể thao (Chronograph hand) thường xuyên, vì nếu sử dụng chức năng này liên tục (do sơ ý hoặc ngoài ý muốn) sẽ khiến cho pin của đồng hồ nhanh hết, bộ phận đếm và chia thời gian (split time) bị loạn chức năng.

7 điều cần biết và nên tránh khi sử dụng đồng hồ



4. Lưu ý đóng chặt núm điều chỉnh của đồng hồ sau khi chỉnh giờ hoặc lịch, để tránh nước có thể thẩm thấu vào bên trong đồng hồ. Việc thường xuyên đeo đồng hồ trong khi tắm nước nóng hoặc xông hơi cũng khiến khả năng chống thấm nước của đồng hồ bị suy giảm. Luôn kiểm tra tình trạng của núm vặn, vị trí đúng là ở nấc trong cùng. Trong quá trình sử dụng, núm rất dễ bị mắc vào chỉ áo hoặc những tác động khác mà bị kéo ra ngoài.

5. Thường xuyên để đồng hồ tiếp xúc với hóa chất hoặc nước biển có thể làm hỏng dây đồng hồ, các vỏ mạ, vòng tay; và nếu ở trong các điều kiện nói trên, nên sử dụng kim loại thuần nhất hoặc vật liệu kết cấu đặc thù. Mỹ phẩm và nước hoa cũng có thể làm hỏng đồng hồ nếu để tiếp xúc trực tiếp với các mặt đồng hồ mạ và dây đeo. Hàng tuần nên lau đồng hồ với nước ấm để chải sạch bụi bẩn và muối đọng do mồ hôi tiết ra. Những bụi bẩn và mồ hôi muối chính là tác nhân gây ra nước ngấm vào trong đồng hồ.

6. Với đồng hồ không có lịch vạn niên, không chỉnh lại lịch ngày khi đồng hồ ở vị trí trước 7h sáng vì sẽ ảnh hưởng đến sự vận hành của bánh răng. Đồng hồ cơ và đồng hồ lên dây tự động cần được bảo dưỡng ba năm một lần.

7. Không để đồng hồ ở nơi có nhiệt độ cao quá 600C hoặc những nơi thấp hơn 00C. Không để chung đồng hồ với đồ trang sức và các vật dụng linh tinh, vì mặt kính sapphire chỉ chống xước chứ không phải là không xước.

ĐỨC VŨ
NAM

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục