1. Khám phụ khoa
Phụ nữ nên bắt đầu khám phụ khoa từ độ tuổi 13-15 và kiểm tra định kỳ hàng năm từ 21 tuổi trở lên. Đây là một trong những xét nghiệm quan trọng nhất để chị em được chăm sóc kịp thời và để phòng tránh bệnh phụ khoa.
2. Khám sức khỏe tổng thể và tiền sử bệnh tật trong gia đình
Yếu tố tiền sử hoặc có thể gọi là yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng tới tất cả chúng ta. Kiểm tra hàng năm có thể làm giảm các yếu tố gây nguy cơ mắc những bệnh nghiêm trọng hoặc mạn tính. Bên cạnh đó, chị em cũng nên đi khám để tìm hiểu về tiền sử về kinh nguyệt, thói quen sinh hoạt tình dục, sức khỏe thể chất và tinh thần. Kiểm tra huyết áp, cân nặng và chỉ số khối cơ thể cũng là những bài kiểm tra dễ thực hiện để đánh giá sức khỏe tổng thể.
3. Khám lâm sàng tuyến vú
Các cục u dưới cánh tay hoặc những dấu hiệu bất thường ở núi đôi nên được phát hiện sớm. Phụ nữ nên đi kiểm tra lâm sàng tuyến vú từ năm 20 tuổi. Từ 20 đến 39 tuổi nên khám với chu kỳ 3 năm một lần. Từ 40 tuổi trở lên, chị em nên kiểm tra sức khỏe núi đôi hàng năm. Bạn cũng có thể tự kiểm tra tại nhà theo chu kỳ hàng tháng hoặc nhiều hơn.
Chụp nhũ ảnh là một trong những phương pháp dùng tia X liều thấp để kiểm tra các mô tại vùng ngực. Phương pháp này rất hiệu quả trong việc dự phòng và phát hiện sớm ung thư vú. Những phụ nữ tuổi từ 40 trở lên nên chụp nhũ ảnh hàng năm. Nếu gia đình đã có người bị ung thư vú, bạn nên chụp nhũ ảnh sớm hơn.
5. Sàng lọc bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD)
Tất cả phụ nữ đều cần được sàng lọc STD khi bắt đầu có quan hệ tình dục. Phụ nữ dưới 25 tuổi nên khám sàng lọc bệnh lậu và bệnh Chlamydia hàng năm.
Sau 25 tuổi, việc sàng lọc phụ thuộc vào các yếu tố gây nguy cơ hoặc triệu chứng mắc bệnh. Sàng lọc bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) bao gồm xét nghiệm nước tiểu, cổ tử cung và xét nghiệm máu-vi rút HIV.
6. Ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng là một trong ba loại ung thư phổ biến ở cả nam và nữ. nội soi đại tràng có thể phát hiện và điều trị sớm loại ung thư này. Những người bị viêm đại tràng hoặc những người có tiền sử ung thư đại tràng trong gia đình nên khám sàng lọc từ năm 13 tới 18 tuổi. Trong khi đó, những người từ 19 tới 49 tuổi nên được sàng lọc nếu họ có nguy cơ cao như bị bệnh ruột kích thích hoặc bệnh viêm đường ruột (Crohn). Phụ nữ nên đi nội soi đại tràng 10 năm một lần bắt đầu từ tuổi 45 đến 50.
Bắt đầu từ tuổi 45, chị em nên được kiểm tra bệnh tiểu đường cứ 3 năm một lần và sớm hơn nếu có những yếu tố như béo phì hoặc tiền sử gia đình. Tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu của bệnh tim mạch và đang gia tăng do đại dịch béo phì. Việc kiểm tra sớm là rất quan trọng. Xét nghiệm được thực hiện thông qua xét nghiệm gluco huyết tương lúc đói hoặc xét nghiệm hemoglobin A1.
8. Đánh giá hồ sơ lipit
Xét nghiệm máu giúp kiểm tra nguy cơ bị bệnh tim và đo hàm lượng cholestlerol, triglyceride trong cơ thể. Các xét nghiệm này nên được thực hiện từ năm 13 tới 44 tuổi nếu bạn đang trong tình trạng béo phì và có tiền sử gia đình. Từ 45 tuổi, phụ nữ nên khám sàng lọc cứ 5 năm một lần. Những thay đổi về chế độ ăn hoặc sử dụng thuốc có thể làm giảm mức độ những chỉ số này.
9. Xét nghiệm viêm gan B và C
Các yếu tố làm tăng nguy cơ của bệnh viêm gan B là sử dụng ma túy, những người được sinh ra ở nước có tỷ lệ mắc bệnh này chiếm từ 2% trở lên và những người nhiễm HIV. Phụ nữ nằm trong các nhóm trên cần được khám sàng lọc những bệnh này từ năm 13 tới 18 tuổi Nguy cơ mắc viêm gan C gia tăng nếu tiếp xúc với kim tiêm nhiễm bệnh, việc xăm hình trên cơ thể hoặc lây từ mẹ ruột. Tần suất sàng lọc nên được thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ.
Trong xét nghiệm phiến đồ âm đạo, các tế bào được lấy từ cổ tử cung để sàng lọc ung thư. Xét nghiệm này được khuyến nghị thực hiện 3 năm một lần, bắt đầu từ tuổi 21 và kết thúc ở tuổi 65. Nếu có kết quả bất thường, bạn sẽ được làm xét nghiệm HPV để kiểm tra sàng lọc các chủng nguy cơ cao của vi rút HPV.
11. Xét nghiệm HPV
HPV là vi rút u nhú ở người. Đây được coi là căn bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất, gây ung thư cổ tử cung và các loại ung thư khác. Xét nghiệm HPV thường được thực hiện đồng thời với xét nghiệm phiến đồ âm đạo. Vì HPV khá phổ biến ở những phụ nữ dưới 30 tuổi, nhưng nó chỉ được thực hiện khi kết quả kiểm tra PAP bất thường.
Phụ nữ từ 30 tới 65 tuổi được khuyến nghị thực hiện 5 năm một lần loại xét nghiệm này.
12. Sa cơ quan vùng chậu
Khoảng 1/3 phụ nữ bị ảnh hưởng của sa cơ quan vùng chậu hoặc một tình trạng tương tự trong đời. Điều đó có nghĩa là có từ một hoặc một vài cơ quan vùng chậu - bàng quang, tử cung, âm đạo, ruột non, trực tràng - hoạt động không đúng chức năng. Bắt đầu từ tuổi 65, phụ nữ nên được sàng lọc hàng năm loại bệnh này.
13. Mật độ xương
Phụ nữ trên 65 nên được đo mật độ xương hai năm một lần. Và nếu có các yếu tố nguy cơ loãng xương như bị chứng rối loạn ăn uống hoặc lối sống ít vận động, chị em nên làm kiểm tra này sớm hơn.
Khi đo mật độ xương, người ta sử dụng X-quang để đo số lượng gam canxi và khoáng chất xương có trong một phân đoạn của xương, những xét nghiệm này thường tập trung vào cột sống, hông và cánh tay.
Xét nghiệm máu này kiểm tra những vấn đề ở tuyến giáp như cường giáp hoặc nhược giáp. Loại kiểm tra này nên thực hiện từ 19 tới 49 tuổi ở những phụ nữ có tiền sử gia đình mắc bệnh. Với phụ nữ trên 50, kiểm tra cứ 5 năm một lần.
15. Xét nghiệm ung thư da
Phụ nữ nên kiểm tra da tổng thể cứ 2 năm một lần hoặc sớm hơn nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng khác thường nào trên da, có thể là một tháng một lần. Các dấu hiệu bất thường như mụn, màu sắc da không đồng đều...
Các chuyên gia cho rằng kiểm tra mắt ít nhất 2 năm một lần là điều cần thiết. Tuy nhiên, với những người đang có vấn đề về thị lực thì nên kiểm tra hàng năm.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet