1. Cà chua xanh
Khác với cà chua chín, cà chua xanh có chứa solanine - một chất rất độc, có thể khiến bạn ngộ độc ngay tức khắc với các biểu hiện điển hình như: chóng mặt, buồn nôn, nôn. Thậm chí, không ít trường hợp còn thiệt mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
2. Măng tươi
Măng tươi có chứa rất nhiều acid cyanhydric. Ảnh minh họa.
Theo các chuyên gia, măng tươi có chứa rất nhiều acid cyanhydric. Acid này khi vào cơ thể có thể phân hủy ô xy, khiến các tế bào mất đi sức sống. Khi nhiễm độc măng tươi, bạn sẽ thấy ngạt thở, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, tụt huyết áp...
Do đó, dù ngâm dấm hay nấu canh, xào, bạn cần luộc măng trước khi ăn vì nhiệt độ cao sẽ khiến acid này bị phân hủy.
3. Khoai tây mọc mầm
Bình thường, khoai tây là thực phẩm lành tính, song khi bị mọc mầm, nó sẽ sản sinh ra chất độc có tên gọi là solamine. Chất này sẽ ảnh hưởng đến dạ dày, gây hại cho hệ thần kinh trung ương. Về biểu hiện bên ngoài, nó có thể gây tiêu chảy, đau bụng, thậm chí là suy hô hấp.
Bình thường, khoai tây là thực phẩm lành tính, song khi bị mọc mầm, nó sẽ sản sinh ra chất độc có tên gọi là solamine.
4. Dưa muối chưa kĩ
Ăn dưa ở giai đoạn mới muối, dưa sẽ có vị cay, hăng, hơi đắng vì chưa đạt yêu cầu. Thông thường, trong một vài ngày đầu muối dưa, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric, làm hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần (có nghĩa là độ chua tăng dần lên). Vì thế, loại dưa này chứa nhiều nitrate, ăn vào rất có hại cho cơ thể.
5. Trứng gà sống
Trong trứng gà sống có các chất làm cản trở sự hấp thu dinh dưỡng cơ thể và phá hoại công năng tiêu hóa của tụy tạng. Lòng trắng trứng gà sống khi ăn vào cơ thể rất khó hấp thu. Ngoài ra, ăn trứng gà sống rất mất vệ sinh, dễ đưa các vi khuẩn vào cơ thể, gây bệnh.
6. Mộc nhĩ tươi
Trong mộc nhĩ tươi có chứa một chất nhạy cảm với ánh sáng - tên là porphyrin. Sau khi ăn, với sự chiếu rọi của ánh nắng mặt trời, chúng ta rất dễ bị viêm da, xuất hiện trạng thái ngứa, chứng phù thủng, đau nhức; có người bị phù nề thanh quản sẽ dễ gây nên tình trạng khó thở. Vì vậy, chỉ nên ăn mộc nhĩ khô, ngâm trong nước nấu lên thì mới an toàn.
7. Thực phẩm đông lạnh
Thực phẩm đông lạnh góp phần làm tăng huyết áp. Lượng natri quá lớn có trong các thực phẩm đông lạnh sẽ dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe. Vì vậy, tốt nhất là phải làm tan thực phẩm trước khi chế biến.
8. Thịt có nhiều mỡ
Thịt bò là một nguồn giàu protein nên ăn một vài lần trong tuần để có một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng. Nhưng những gì bạn nên tránh xa là những miếng thịt bò nhiều chất béo vì chúng chứa nhiều cholesterol. Chúng có thể gây ra một cơn đột quỵ, làm cho bạn béo phì và có thể gặp một cơn đau tim.
9. Thực phẩm chiên
Chắc chắn chúng có hương vị tuyệt vời và có thể đáp ứng ham muốn của bạn bất kỳ lúc nào trong ngày, nhưng chúng cũng khá có hại cho hệ thống cơ thể bạn.
Chất béo bão hòa có lẽ không mang lại quá nhiều tác hại nếu bạn chỉ ăn chúng một vài lần trong tuần nhưng nếu bạn ăn những thứ này một cách thường xuyên bạn đang tự tìm đến các rắc rối. Ăn nhiều dầu và carbohydrates cũng có thể gây ra chứng khó tiêu.
10. Kẹo trái cây
Trái cây là một phần trong chế độ ăn uống của bạn. Nhưng xi-rô ngọt đã làm hỏng các chất dinh dưỡng trong trái cây.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet