Tuần lễ thời trang cao cấp Paris thu đông 2013 đang bước vào những ngày đầu trình diễn, thu hút đông đảo các ngôi sao sành điệu, những ký giả thời trang và cả các tín đồ trên khắp thế giới. Paris được xem là kinh đô của thời trang cao cấp và xung quanh những sản phẩm này cũng có những câu chuyện rất thú vị. Hãy cùng khám phá những tiết lộ thú vị về các sản phẩm Haute Couture đang làm 'mê mệt' các tín đồ thời trang giàu có.
Định nghĩa Haute Couture
Thời trang cao cấp (Haute Couture) được hiểu là những dòng sản phẩm có chất lượng may mặc 'đỉnh cao'. Đó chính là nghệ thuật của may mặc với quy mô sang trọng và hoành trắng. Những thiết kế đều được làm bằng tay của các người thợ thủ công lành nghề chính vì thế mọi sản phẩm đều chứa đựng yếu tố độc đáo và hoàn hảo đến từng chi tiết.
Qúa khứ của thời trang cao cấp Paris
Thời trang cao cấp là niềm khao khát của những người Paris thuộc tầng lớp thượng lưu vào thế kỷ thứ 19. Với họ đẳng cấp của một con người không chỉ thể hiện ở vị trí trong xã hội mà còn ở bộ cánh mà họ khoác lên người. Thường thì các quý cô sẽ tới gặp quản lý của các thương hiệu cao cấp để đặt may trang phục trước khi tham dự một sự kiện nào đó với mục đích không thể có một cô nàng nào khác có thể 'đụng hàng' họ. Văn hóa sang chảnh này vẫn được các quý cô giàu có duy trì đến ngày hôm nay với rất nhiều sự lựa chọn phong phú và đa dạng hơn.
Những tiêu chuẩn của thời trang cao cấp
Xét về mặt pháp lý, một thương hiệu thời trang chỉ được gọi là thương hiệu thời trang cao cấp khi nó tuân thủ những yêu cầu nghiêm ngặt của Bộ Công nghiệp và Liên đoàn thời trang cao cấp nước Pháp. Đầu tiên, một nhà thiết kế phải tạo ra một sản phẩm may đo cho các khách hàng. Họ phải có một phòng trưng bày sản phẩm tại Paris và có không ít hơn 12 nhân viên. Cuối cùng thương hiệu thời trang đó phải giới thiệu 2 bộ sưu tập mỗi năm, vào tháng 1 và tháng 7, bao gồm trang phục dạ tiệc và trang phục ban ngày.
Ai tạo ra thời trang cao cấp?
Những thiết kế đắng cấp và xa xỉ được tạo ra bởi những bàn tay nhỏ bé của các người thợ thủ công. Tại Paris hiện có khoảng 2.200 thợ thủ công rất khéo léo và cần mẫn. Họ làm việc rất trung thành với các thương hiệu nổi tiếng và hầu như dành toàn bộ sự nghiệp trong suốt cuộc đời cho một thương hiệu duy nhất.
Gía thành của thời trang cao cấp
Bất kỳ thiết kế may đo nào cũng có giá đắt hơn những trang phục may mặc sẵn nhưng với thời trang cao cấp lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Với một số thiết kế mất khoảng 700 giờ để hòan thành và có tối thiếu 20 người thợ thủ công làm việc cẩn thận đến từng chi tiết thì mức giá của nó phải gấp 10 lần sản phẩm mặc sẵn. Những trang phục mặc ban ngày có giá khoảng 8.000 bảng Anh trong khi đó trang phục dạ tiệc lại có mức giá cao hơn thế rất nhiều. Việc sử dụng các chất liệu vải quý cùng phụ kiện trang trí quý giá sẽ càng đẩy cao giá trị của bộ sản phẩm. Chính vì thế một sản phẩm có giá lên dến hàng triệu đô là là chuyện hoàn toàn bình thường.
Khách hàng của thời trang cao cấp
Những khách hàng chính của thời trang cao cấp ngày nay không chỉ là những người Pháp thượng lưu nổi tiếng với những thú vui xa xỉ nữa mà các tín đồ người Nga, Trung Quốc và Trung Đông cũng rất quan tâm đến mặt hàng sang trọng này. Những sản phẩm thuộc dòng thời trang cao cấp thường có giá trị trong một thời gian rất dài bởi vẻ sành điệu, tinh tế, không nhanh lỗi mốt. Vì thế việc mua một trang phục cao cấp được xem là một cuộc đầu tư rất thông minh.
Địa điểm trưng bày
Các bộ sưu tập luôn được trưng bày tại nơi khai sinh của thời trang cao cấp, thủ đô Paris hoa lệ. Karl Lagerfeld đã từng ghi nhận rằng sự ra đời của ngành hàng không và công nghệ thông tin đã tác động không nhỏ đến sự phát triển của thời trang cao cấp.
Những thương hiệu thời trang cao cấp hàng đầu
Các thương hiệu Christian Dior, Chanel, Valentino, Elie Saab and Jean-Paul Gaultier là những cái tên nòng cốt trên bản đồ thời trang cao cấp của Paris. Trong khi đó những thương hiệu như Viktor & Rolf được xem à một 'thành viên tích cực'. Còn các thương hiệu như Hervé Leroux and Zuhair Murad gần đây được lựa chọn là những 'thành viên danh dự'.
Đối tác của thời trang cao cấp
Chỉ có những chất liệu tốt nhất được thực hiện bởi những nghệ nhân lành nghề nhất mới có thể đáp ứng được yêu cầu của thời trang cao cấp. Ví dụ như Lemarié là đơn vị chuyên sản xuất chất liệu lông tốt nhất, Lesage cung cấp đồ thêu, Massaro cung cấp giày và Causse độc quyền về găng tay...
Lợi nhuận
Trên thực tế thì các thương hiệu thời trang thu lại rất ít thời nhuận từ thời trang cao cấp, và đôi khi còn phải bù lỗ. Việc phải bỏ ra một khoản chi phí khổng lồ để phục vụ cho số lượng khách hàng ít ỏi (hiện nay chỉ có khoảng 2000 khách hàng thời trang cao cấp thường xuyên trên thế giới) là nguyên nhân khiến cho số lượng các thương hiệu thời trang cao cấp giảm đi đáng kể trong suốt 60 năm qua. Mặc dù vậy, thời trang cao cấp vẫn được xem là một cuộc đầu tư dài hạn, giúp tăng giá trị hình ảnh của thương hiệu và tăng lợi nhuận của các bộ sưu tập may mặc sẵn.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet