Nội dung
Ở Nha Trang, gỏi cá mai là món ăn thường được nhiều người lựa chọn để chiêu đãi khách. Cá mai to cỡ ngón tay cái, mình trơn, dẹp, có vẻ hơi giống cá cơm nhưng không vảy, sọc dọc, thịt ngọt và rất ít tanh. Loại cá này hầu như chỉ dùng để chế biến độc một món nổi tiếng là bóp gỏi.


Món ăn nên thử khi phượt đến nha trang
Món ăn mang đậm phong vị biển, xuất hiện nhiều trên mâm cơm
của người dân vùng chài lưới các tỉnh miền Trung. Ảnh: Nguyễn Bình.
Có nhiều cách làm tái cá mai, bạn có thể dùng me, chanh, khế chua, giấm hay quả chùm ruột chua để bóp. Thịt cá sau khi bóp chua sẽ chuyển từ màu trắng trong sang trắng ngà, đục.

Lúc này, thịt cá mai đã chín, người làm mới đem trộn với thính (thường làm từ hạt đậu nành rang thơm rồi giã mịn) rắc đều lên trên. Hành tây lát mỏng, gừng thái chỉ, các loại rau thơm như răm, húng quế, ngò, tía tô, diếp cá, húng... xắt sợi và trộn đều với cá, nêm gia vị vừa ăn là hoàn thành.

Yếu tố quyết định nhiều nhất đến món gỏi có lẽ nằm ở phần nước chấm. Nhiều người thường cẩn thận lấy xương cá mai luộc để làm nước chấm cho ngọt. Bỏ thính vào nước luộc xương cá, nấu sệt, để nguội, trộn cùng ít thịt băm và mắm ớt tỏi chanh chua ngọt theo tỷ lệ phù hợp sẽ tạo ra bát nước chấm gỏi đúng vị.

Món ăn nên thử khi phượt đến nha trang
Gỏi cá mai thường ăn kèm với bánh tráng cuốn rau sống, gồm xà lách,
khế chua, dưa leo, chuối chát, rau thơm… Ảnh: Bà Lùn

Gỏi cá mai thường tốn thời gian ở khâu chế biến nếu muốn đảm bảo chất lượng và hợp vệ sinh. Cá được chọn phải thật tươi, mới bắt từ biển về. Mất công nhất là khâu rút xương, thực hiện trên từng con cá và lấy giấy thấm thật ráo thì món gỏi mới ngon.

Món gỏi cá ngon phải có vị chua dịu của chanh, cay từ ớt, lại ngọt tự nhiên nhờ cá kết hợp với hương vị mắm đặc trưng trong nước chấm và thanh mát từ rau sống. Nước chấm có vị vừa ngọt vừa thơm, lại béo nhưng không gây ngán.

Ở Nha Trang, hầu như nhà hàng hải sản hay quán ăn bình dân chuyên bán đồ biển nào cũng có món này. Nếu băn khoăn không biết nên ăn ở đâu, bạn hãy đến các quán hải sản trên đường Ngô Sĩ Liên, Tháp Bà, đường Hai Tháng Tư…, mỗi quán có những hương vị đặc trưng riêng nhưng đều rất được lòng thực khách.
Nguồn VNE​

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Thưởng thức cháo đêm Sài Gòn

Đối với những người phải làm việc vào ban đêm hay thường phải thức khuya thì món cháo được ưa chuộng, đơn giản vì nó dễ nuốt, dễ tiêu hóa về đêm. Cháo bình dân nhất là món cháo trắng ăn với thịt kho, tép rang, hột vịt muối…

Xem thêm  

Vũ điệu Carmen ở TP HCM

Có người từng ví Carmen tựa một cái "hầm rượu" bởi lối thiết kế khum hẹp. Trong giai điệu bi tráng và đầy chất tự sự về tình yêu, cuộc đời… của dòng nhạc Flamenco, Carmen dễ dàng giúp người ta liên tưởng tới hình ảnh của nàng Carmen với chiếc váy xòe, bước nhảy điệu nghệ...

Xem thêm  

Cà phê Sài Gòn

Từ 8 đến 10 giờ sáng là thời điểm thức dậy của một bộ phận lớn “dân chơi”; tầm 4-5 giờ chiều là giờ rảnh việc của dân công sở; chừng 7 giờ tối đến 11 giờ đêm là khoảng thời gian giải trí của phần đông người ở TP HCM. Vì thế, những quán cà phê ở thành phố này ít khi nào vắng khách.

Xem thêm  

Ăn trai ngọc

Loài trai ngọc là động vật thân mềm sống dưới nước, được bao bọc bởi hai lớp vỏ cứng. Khi một dị vật nào đó lọt vào cơ thể, trai sẽ tiết ra một chất bọc lấy dị vật đó và khối chất bọc này cứ lớn dần thành viên ngọc trai, hay còn gọi là trân châu.

Xem thêm