Nội dung
Bánh xèo trứng đà điểu

Còn người Sài Gòn hiếu kỳ thì không bao giờ bỏ qua những địa chỉ nhà hàng chuyên sưu tầm món lạ. Chỉ có điều không phải ở đâu cũng biết cách chế biến món mới vừa hấp dẫn lại vừa ngon miệng.

Một chiều mưa dầm, nếu bạn chịu khó ghé qua Nhà hàng món lạ Quê Hương 6 (177-179 Lê Thánh Tôn, TP HCM), chắc hẳn, bạn sẽ rất bất ngờ trước món ăn mới: Bánh xèo trứng đà điểu. Vẫn là chiếc bánh xèo truyền thống, nhưng người đổ bánh đã thay vào đó những sợi trứng đà điểu vàng ươm, đi kèm với mực, tôm, đặc biệt là bông thiên lý, bông bí thay cho những cọng giá, đỗ xanh truyền thống. Ngay món rau ăn kèm cũng… khác!

Bánh xèo trứng đà điểu phải gói với cải xanh nồng, mùi vị đặc trưng của lá lốt, vị chua của lá cách, lá xoài non, hòa lẫn với độ béo và mùi vị đặc biệt của trứng đà điểu, chấm nước mắm pha chua ngọt, quả là… “bắt” hết chỗ nói!

Thịt đà điểu đem bằm nhuyễn gói chả giò với khoai môn, nấm rơm, chiên giòn, mùi vị xem ra còn đậm đà và ngon hơn hẳn món chả giò bình thường. Bộ sưu tập thịt đà điểu của nhà hàng món lạ này lên đến 11 món, từ đà điểu bóp thấu, nướng sả ớt, đà điểu lúc lắc, cuốn phô mai, hấp gừng… đến đà điểu nhúng giấm, hầm sả.

Người sáng tạo và chế biến ra món bánh xèo đà điểu chính là bếp trưởng Huỳnh Thị Ánh, người đã từng đoạt nhiều giải thưởng về ẩm thực của làng ẩm thực TP HCM.

Tại đây, bạn sẽ được tận mắt nhìn thấy quả trứng đà điểu. Mỗi quả nặng từ 800 gr đến hơn 1,5 kg. Giá một quả trứng đà điểu khoảng 250.000 đồng/quả! Vỏ trứng dày đến mức để lấy trứng ra chỉ có cách… dùng dùi đục hoặc lưỡi khoan, khoan thành lỗ! Nhưng thịt đà điểu không đắt hơn thịt heo bao nhiêu, vì phần da đã được lọc riêng để chế biến xuất khẩu.

Thịt đà điểu còn được chế biến thành đà điểu hầm sả ăn với rau mồng tơi và bún. Bạn sẽ được mang hẳn một vỏ trứng về làm kỷ niệm nếu hóa đơn tiệc đà điểu của bạn trên 450.000 đồng.

(Theo Sài Gòn Giải Phóng)

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Bánh canh Bến Có

Về Trà Vinh, bạn đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức bánh canh Bến Có ở xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành. Bánh canh mềm, đượm vị thơm của thịt, lòng heo, ăn kèm ớt hiểm cay xé lưỡi tạo hương vị khó quên.

Xem thêm  

Quán cuối tuần: Chả cá Hà Nội

Quán khá ấn tượng với bảng hiệu làm từ tấm gỗ hình một con cá. Nội thất được trang trí với những bức tranh sơn dầu phố phường Hà Nội. Thực khách đến đây còn được nghe văng vẳng giai điệu ả đào.

Xem thêm  

Nước mắm cua đồng

Mắm cua đồng là đặc sản của Sóc Trăng. Cua đồng giã nhuyễn, trộn với tỏi, muối hột, thính... đem phơi nắng, tạo thành một món ăn có vị độc đáo riêng của vùng đất Nam Bộ.

Xem thêm  

Cá ngát nấu bần

Canh chua cá ngát nấu bần là món ăn đặc trưng của dân sông nước. Cứ theo triều, chèo ghe ra mé rạch hái bần, vừa hái vừa hình dung ra món canh chua mà bụng cứ thấy đoi đói.

Xem thêm  

Trám - đặc sản dân dã

Trám có vào mùa cuối tháng 7 đầu tháng 8. Trám có thể nhồi thịt, kho cá hoặc đem om cũng vẫn giữ vị bùi, béo. Bát cơm gạo mới trắng tinh có mấy miếng trám đen kho cá là cả một bữa tiệc đồng quê.

Xem thêm  

Chịn xồm - món lạ

Chịn xồm là món thịt chua của người Thái (Nghệ An). Thịt ăn kèm rau gia vị, chấm nước mắm rất ngon. Để làm món chịn xồm, có thể lấy thịt bò, thịt trâu, thịt lợn, chọn miếng thịt đặc, không có mỡ, bạc nhạc, rửa sạch, cắt thành từng miếng bằng bàn tay.

Xem thêm  

Chả cá chàm

Cá chàm có hơn 10 loại, dùng nấu canh hoặc chiên, vị thịt ăn bùi bùi hấp dẫn. Riêng với cá chàm huyết có vị ngọt thanh như có ướp đường phèn.

Xem thêm  

Tứ xứ bánh canh

Bánh canh được làm chủ yếu từ bột gạo, một số nơi ở miền nam có thêm bánh canh làm bằng bột lọc. Tại Huế có hai loại là bánh canh Nam Phổ và bánh canh cá tràu, tức cá lóc. Cách làm sợi bánh cũng như nước dùng của hai loại này khác nhau nhiều.

Xem thêm  

Trứng kiến - mùi phô mai thảo dã

Trứng kiến có thể chế biến thành nhiều món ăn tùy khẩu vị từng vùng. Người miền núi có món trứng kiến nấu măng sặt. Người Bình Định có món nộm làm bằng trứng kiến xào chín. Dân Củ Chi thì đem trứng kiến trộn gỏi đu đủ, gỏi bưởi hay nấu canh chua lá giang ăn với cơm trắng...

Xem thêm  

Phở cuốn làng Ngũ Xã

Cũng thịt bò, bánh phở, rau thơm... nhưng không phải thái sợi bánh nhỏ ra chan với nước dùng mà để miếng vuông cuốn lại như nem. Người từ nơi xa đến biết tiếng phở cuốn thế nào cũng phải ghé qua nếm thử.

Xem thêm  

Bánh cuốn làng Kênh

Bánh cuốn làng Kênh (Nam Định) có bí quyết riêng và chỉ truyền nghề cho con dâu trong gia đình. So với bánh cuốn Thanh Trì, bánh làng Kênh ăn đứt về độ mỏng, mịn và trắng của hình, độ thơm của bánh và độ đậm đà của nước chấm.

Xem thêm