Nội dung

Trong khi chỉ mất 5 phút để nhận diện và phòng ngừa sớm, người ta sẽ phải mất nhiều năm thậm chí cả đời để chữa trị các bệnh nan y do thừa cân và béo bụng lâu ngày mang lại.

Các nguy cơ sức khỏe của thừa cân hoặc béo bụng là gì?

Các nghiên cứu y tế chỉ ra rằng thừa cân hoặc béo bụng trực tiếp gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm: tiểu đường loại 2, huyết áp cao, bệnh tim mạch, ngưng thở khi ngủ, viêm xương khớp, ung thư, gan nhiễm mỡ...

Thừa cân, béo bụng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng không phải ai cũng biết cách tự kiểm tra tình trạng của mình.

Hiện nay, có hai chỉ số phổ biến nhất, được xem là “đèn đỏ” cảnh báo cho tình trạng của sức khỏe phụ nữ:

- Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index – viết tắt là BMI) để đánh giá tình trạng thừa cân.

- Chỉ số chu vi vòng eo/vòng mông (Waist Hip Ratio – viết tắt là WHR) để đánh giá tình trạng béo bụng.

Chỉ số khối cơ thể (BMI)

BMI sử dụng cân nặng và chiều cao để xác định các phạm vi trọng lượng khỏe mạnh, thiếu cân, thừa cân hoặc béo phì.

Dựa trên biểu đồ BMI dưới đây để bạn xác định cân nặng của mình đang ở tình trạng nào: gầy, bình thường, thừa cân hay béo phì.

 Hai chỉ số đèn đỏ cho sức khỏe phụ nữ

Chỉ số vòng eo/mông (WHR)

Chỉ số eo/mông (Waist Hip Ratio – viết tắt là WHR) là chỉ số đánh giá mối nguy cơ đối với các bệnh tiểu đường, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim.

Vòng eo: là số đo vòng bụng ngang rốn

Vòng mông: là số đo vòng mông ngang qua điểm phình to nhất ở mông.

Sau khi tính ra chỉ số bạn sẽ so sánh với bảng dưới đây để biết mức độ nguy hiểm đối với bệnh tật của vòng 2.

 Hai chỉ số đèn đỏ cho sức khỏe phụ nữ

Tôi bị thừa cân hoặc béo bụng, tôi phải làm thế nào?

Theo các chuyên gia, việc giảm cân hoặc giảm béo bụng tự nhiên là quá trình lâu dài, đòi hỏi một cách tiếp cận thay đổi toàn diện về lối sống bao gồm cải thiện chế độ dinh dưỡng, tăng cường hoạt động thể chất, và trong nhiều trường hợp cần hỗ trợ về tâm lý. Do đó, việc tác động bên ngoài xử lý mỡ thừa là điều cần thiết làm ngay để tránh các tác hại do chúng có thể gây ra.

Hiện nay, có nhiều phương pháp giải quyết thừa cân hay béo bụng ví dụ như phẫu thuật, dùng thuốc uống giảm mỡ, dùng kem mát-xa tan mỡ, quấn muối thảo dược…Phẫu thuật đem lại hiệu quả nhanh chóng nhưng đắt và tiềm ẩn rủi ro. Kem tan mỡ, giảm eo thảo dược thì an toàn nhưng hiệu quả từ từ. Việc lựa chọn phương pháp nào là tùy thuộc điều kiện sức khỏe hay tài chính của mỗi người. Tuy nhiên, vì ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, chị em nên tìm đến các đơn vị uy tín, có đăng ký đầy đủ với các cơ quan quản lý nhà nước, để được tư vấn cụ thể và làm đẹp an toàn.  

Nhập số đo các vòng của bạn TẠI ĐÂY, để chuyên gia của chúng tôi cho bạn biết tình trạng sức khoẻ của mình!

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Cách dùng chất béo với bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong số những bệnh hay gặp của “thời hiện đại” và cuộc sống đô thị hóa.  Căn bệnh đó cũng liên quan rất mật thiết với chế độ ăn uống. Chất béo trong khẩu phần ăn đóng một vai trò đặc biệt.

Xem thêm  

Trúc Diễm khoe da trắng mịn màng

Chiều qua (10/11/2013) người đẹp Trúc Diễm đã góp mặt trong buổi tọa đàm về trò chơi giải trí trên thiết bị di động được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trúc Diễm lựa chọn mẫu trang phục...

Xem thêm  

Cách lựa chọn thực phẩm khôn ngoan

Để đảm bảo sức khoẻ, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ, điều kiện kinh tế, sở thích. Lựa chọn phù hợp Phù hợp với...

Xem thêm