Nội dung

Theo các bác sĩ, hàng năm vào khoảng tháng 5, tháng 6 đến đầu tháng 10 là mùa mưa, cũng là mùa của bệnh viêm não Nhật Bản. Bệnh phát sinh nhiều ở khu vực miền Nam, đặc biệt là khu vực đồng bằng Sông Cửu Long.

Tính đến hôm 26/6, tại Khoa Nhiễm - Thần kinh bệnh viện Nhi Đồng 1 đang có 6 bé đang phải thở máy vì bệnh viêm não Nhật Bản. Đây đều là những ca rất nặng. Còn tại Bệnh viện Nhi đồng 2 đang điều trị cho 2 bệnh nhi mắc chứng bệnh này.

Điển hình là trường hợp của chị L.T.B.N (Long An). Khi thấy con trai 12 tuổi sốt cao liên tục không dứt, chị đưa con lên bệnh viện Nhi Đồng 1 để khám và được chẩn đoán là mắc bệnh viêm não Nhật Bản. Khi hỏi về lịch sử chích ngừa của bé, chị N không nhớ nổi con mình đã được chích ngừa vaccine viêm não Nhật Bản hay chưa.

Viêm não nhật bản bùng phát trở lại và nguy hại hơn xưa Các bệnh nhi viêm não Nhật bản tại bệnh viện Nhi Đồng 1

Chị T.T.Y.N (Bến Tre) đã rất hối hận vì trước đó không đưa con đi chích ngừa. Con chị bị sốt từ tháng 10/2016, sau 3 ngày uống thuốc không hết, chị đưa con lên khám ở bệnh viện đa khoa Nguyễn Đình Chiểu (Bến Tre). Sau đó được chuyển thẳng lên bệnh viện Nhi Đồng 1.

Tại đây, con chị được chẩn đoán là mắc bệnh viêm não Nhật Bản. Tuy nhiên đến nay, sau hơn 8 tháng điều trị thì con chị vẫn chưa khỏi bệnh, sống phụ thuộc vào máy thở.

Còn tại các tỉnh phía Bắc, chỉ tính riêng trong tháng 6, lượng bệnh nhi nhập viện do viêm não Nhật Bản tại khoa Truyền nhiễm BV Nhi Trung ương (Hà Nội) tăng 7 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó có hai trường hợp trẻ nhập viện trong tình trạng nguy kịch, bị liệt nửa người, liệt tứ chi do chưa tiêm phòng bệnh và khi nhiễm bệnh thì cha mẹ không kịp thời phát hiện.

Viêm não nhật bản bùng phát trở lại và nguy hại hơn xưa Trẻ bị viêm não Nhật Bản thường có triệu chứng sốt cao 39-40 độ C

Theo Trưởng khoa Truyền nhiễm BV Nhi Trung ương (Hà Nội) thì bệnh viêm não Nhật Bản là một trong những bệnh nguy hiểm, có tỉ lệ tử vong và di chứng cao ở trẻ nhỏ (25%-35%).

Tính từ đầu năm 2017 đến nay khoa đã tiếp nhận 176 ca viêm não, trong đó có 24 trường hợp là viêm não Nhật Bản. Chỉ riêng trong tháng 6 đã có 21 trẻ nhập viện vì bệnh này.

Tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, do đặc thù của vùng này nên có rất nhiều muỗi ruộng sinh sống, mà chính loại muỗi này lại là tác nhân gây bệnh. Đa phần các trẻ mắc bệnh đều đến từ vùng đồng bằng sông Cửu Long, hơn cả khu vực Đông Nam bộ.

Viêm não nhật bản bùng phát trở lại và nguy hại hơn xưa Hơn 50% trẻ dương tính VNNB tại BV là trẻ trên 5 tuổi.

Hiện nay viêm não Nhật Bản chiếm 50% viêm não các loại tại khoa Nhiễm BV Nhi đồng 1. So với năm 2016, lượng bệnh nhân thở máy tăng nhiều hơn và di chứng để lại cũng nhiều hơn trước.

Bệnh viêm não Nhật Bản (VNNB) là bệnh nhiễm vi rút cấp tính làm tổn thương hệ thần kinh trung ương, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Bệnh gây nên do vi rut VNNB, lây truyền qua muỗi đốt.

Bệnh được phát hiện lần đầu tiên tại Nhật Bản với biểu hiện viêm não – màng não tuỷ, nhiều người mắc, tử vong rất cao.

Ở Việt Nam, bệnh VNNB được ghi nhận đầu tiên vào năm 1952.

Năm 1959 dịch Viêm não mùa hè được xác định là do vi rút VNNB bằng chẩn đoán huyết thanh học tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Hà Nội.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Cách dùng chất béo với bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong số những bệnh hay gặp của “thời hiện đại” và cuộc sống đô thị hóa.  Căn bệnh đó cũng liên quan rất mật thiết với chế độ ăn uống. Chất béo trong khẩu phần ăn đóng một vai trò đặc biệt.

Xem thêm  

Trúc Diễm khoe da trắng mịn màng

Chiều qua (10/11/2013) người đẹp Trúc Diễm đã góp mặt trong buổi tọa đàm về trò chơi giải trí trên thiết bị di động được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trúc Diễm lựa chọn mẫu trang phục...

Xem thêm  

Cách lựa chọn thực phẩm khôn ngoan

Để đảm bảo sức khoẻ, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ, điều kiện kinh tế, sở thích. Lựa chọn phù hợp Phù hợp với...

Xem thêm