Nội dung

Bột sắn dây không thể hạ được sốt cho trẻ

Liên quan đến vấn đề trên, theo chia sẻ của ThS.BS Trần Thu Nguyệt, Viện Y học ứng dụng Việt Nam trên báo Afamily cho biết , khi trẻ sốt cao không được hạ sốt kịp thời có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như: co giật, tổn thương não, mất nước, để kéo dài thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng. Tất nhiên, không phải cha mẹ nào cũng có đủ kinh nghiệm, để xử lý đúng và nhanh chóng khi trẻ sốt cao, sự lo lắng và lúng túng của cha mẹ sẽ lại gia tăng theo thân nhiệt của trẻ.

Do đó, không ít phụ huynh hoảng loạn và tìm mọi cách để hạ sốt cho trẻ, kể cả nghe những kinh nghiệm dân gian mà không kịp xem xét hay kiểm định độ an toàn hoặc có phù hợp với con hay không. Với trẻ nhỏ, hệ miễn dịch còn yếu và cơ thể lại vô cùng nhạy cảm, không nên áp dụng các biện pháp hạ sốt được truyền tai nhau để hạ sốt cho trẻ.

Uống sắn dây thay thế thuốc hạ sốt cho trẻ có nguy hiểm không

(Ảnh minh hoạ, nguồn Internet)

Trong khi đó, theo Lương y Bùi Hồng Minh (Phó chủ tịch Hội đông y Ba Đình) chia sẻ trên trang Emdep.vn, sắn dây là thực phẩm rất tốt, có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị cho nhiều bệnh như táo bón, nhiệt và dùng nước uống giải nhiệt rất tốt. Đây là thực phẩm lành tính, khi sử dụng cho người lớn lẫn trẻ em. Tuy nhiên, không nên dùng sắn dây sống đối với trẻ em, bởi tính hàn của sắn dây có thể làm tổn thương cơ thể yếu ớt của trẻ. 

Các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên rằng, cha mẹ không cho trẻ ăn/uống quá nhiều bột sắn dây, vì sẽ gây nhàm chán và ảnh hưởng đến việc ăn các thức ăn chính của trẻ như: Cháo, bột, dẫn đến trẻ thiếu dinh dưỡng cần thiết.

Bên cạnh đó, khi dùng bột sắn dây nấu chín cho bé ăn, tốt nhất là chỉ dùng như một thức ăn phụ, không nên thay thế cho bữa ăn chính bởi thức ăn từ thực phẩm này cung cấp rất ít năng lượng không đáp ứng cho sự phát triển mạnh về chiều cao, cân nặng nên cần ăn uống đủ chất hơn thế.

Uống sắn dây thay thế thuốc hạ sốt cho trẻ có nguy hiểm không

(Ảnh minh hoạ, nguồn Internet)

Đối với trẻ nhỏ, khi pha/nấu bột sắn dây phải hạn chế cho nhiều đường, bởi sẽ gây biếng ăn và thậm chí bị nhiệt miệng. Ngoài ra, khi pha bột sắt dây với đường (số lượng nhiều) và sử dụng triền miên, sẽ dễ khiến trẻ dư thừa năng lượng do đường cung cấp, làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì.

Tổng hợp

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Cách dùng chất béo với bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong số những bệnh hay gặp của “thời hiện đại” và cuộc sống đô thị hóa.  Căn bệnh đó cũng liên quan rất mật thiết với chế độ ăn uống. Chất béo trong khẩu phần ăn đóng một vai trò đặc biệt.

Xem thêm  

Trúc Diễm khoe da trắng mịn màng

Chiều qua (10/11/2013) người đẹp Trúc Diễm đã góp mặt trong buổi tọa đàm về trò chơi giải trí trên thiết bị di động được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trúc Diễm lựa chọn mẫu trang phục...

Xem thêm  

Cách lựa chọn thực phẩm khôn ngoan

Để đảm bảo sức khoẻ, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ, điều kiện kinh tế, sở thích. Lựa chọn phù hợp Phù hợp với...

Xem thêm