Nội dung

Triển lãm "Áo dài và câu chuyện cuộc đời" do bảo tàng áo dài của nhà thiết kế Sĩ Hoàng (tại Long Thuận, Long Phước, quận 9, TP HCM) lần đầu phối hợp bảo tàng nguyễn văn huyên ở Hà Nội tổ chức.

Chương trình giới thiệu 78 bức ảnh ghi lại nhiều khoảnh khắc trong cuộc đời của bà Vi Kim Ngọc - phu nhân của cố giáo sư Nguyễn Văn Huyên - Bộ trưởng Bộ Giáo dục (từ 1946 đến 1975) - cùng các thành viên trong gia đình.

Ngoài ra, triển lãm trưng bày nhiều hiện vật áo dài của gia đình cố bộ trưởng. Các kiểu áo truyền thống có chất liệu gấm, lụa với họa tiết hoa trang nhã, thanh lịch gợi nhớ hình ảnh sang trọng, đài các của phụ nữ Việt Nam một thời. Các mẫu áo từng được bà Vi Kim Ngọc và thành viên gia đình mặc trong những dịp khác nhau, kể cả các dịp đặc biệt như lễ Tết, cưới hỏi.

 triển lãm áo dài của gia đình cố bộ trưởng giáo dục nguyễn văn huyên

Bà Vi Kim Ngọc và chồng - ông Nguyễn Văn Huyên - trong đám cưới năm 1936. Đều theo Tây học, cả hai luôn giữ trọn nếp văn hóa truyền thống khi thích mặc áo dài trong nhiều dịp. Ảnh tư liệu.

Trong 72 năm cuộc đời, trải qua nhiều thăng trầm và biến động của lịch sử, bà Vi Kim Ngọc luôn giữ tình yêu son sắt dành cho tà áo truyền thống của dân tộc. Áo dài gắn liền với cuộc đời bà từ ấu thơ đến tuổi thanh xuân, đến khi về nhà chồng, có con và là hậu phương vững chắc cho chồng trong giai đoạn chiến tranh gian khổ.

Bà Vi Kim Ngọc là con gái của ông Vi Văn Định, tổng đốc Thái Bình một thời. Bà là cô gái dân tộc Tày, nổi tiếng xinh đẹp lại am hiểu cầm, kỳ, thi, họa. Ngày ấy, khi về sống trên đất Hà Nội, bà Kim Ngọc mau chóng bị vẻ kín đáo và hợp thời trang của áo dài thu hút. Áo dài chiếm phần lớn trong số trang phục bà có từ thời trẻ đến khi lớn tuổi. Những năm chiến tranh, trên những chặng đường di tản cư, di chuyển chỗ ở, dù vất vả, bà vẫn cố gắng gói ghém, giữ gìn từng tà áo.

* Con gái cố Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên kể về tình yêu áo dài của mẹ

 triển lãm áo dài của gia đình cố bộ trưởng giáo dục nguyễn văn huyên
 
 

Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Kim Nữ Hiếu - con gái của cố bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên - kể bà và các con cháu chịu ảnh hưởng từ người mẹ quá cố về tình yêu dành cho áo dài. Bà Nữ Hiếu nhớ như in hình ảnh thanh mảnh, dịu dàng của mẹ khi diện áo trong những ngày đông cùng chiếc khăn quàng duyên dáng ở cổ hay hình ảnh sang trọng khi bà diện áo truyền thống dự những sự kiện mang tính chất ngoại giao, giao lưu quốc tế bên cạnh chồng.

"Tôi còn nhớ vào buổi sáng tiễn bố đi Pháp dự Hội nghị Fontainebleau, mẹ đánh thức chị em chúng tôi dậy và mặc cho chúng tôi những bộ áo dài rất đẹp", bà Nữ Hiếu xúc động kể lại khoảnh khắc tuổi thơ. Trân quý tà áo đến thế, trong lúc khó khăn trên rừng thời kháng chiến chống thực dân Pháp, bà Kim Ngọc từng nén nỗi buồn, tự tay cắt áo dài lấy vải may quần áo cho các con.

 triển lãm áo dài của gia đình cố bộ trưởng giáo dục nguyễn văn huyên

Từ phải qua: Tiến sĩ Nguyễn Vũ Hoàng (cháu nội ông Nguyễn Văn Huyên), Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Kim Nữ Hiếu và cháu dâu Nguyễn Thị Thu Hường tại triển lãm áo dài ở TP HCM.

Những ký ức của gia đình cố giáo sư được lưu giữ trên tà áo dài như những trang sử sống động về nếp sống, nghĩ của một dòng tộc, đồng thời phản ánh được lát cắt về nét văn hóa, xã hội qua từng giai đoạn lịch sử của đất nước.

Triển lãm được tổ chức nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11.Lần đầu tiên Bảo tàng Áo dài phối hợp Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên ở Hà Nội tổ chức sự kiện.

 triển lãm áo dài của gia đình cố bộ trưởng giáo dục nguyễn văn huyên

Bà Nguyễn Kim Nữ Hiếu bên kỷ vật của gia đình tại triển lãm.

Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên (1905-1975) quê làng Lai Xá, Kim Chung (Hoài Đức, Hà Nội). Bộ trưởng giáo dục Nguyễn Văn Huyên tại vị 29 năm (từ năm 1946 đến 1975). Ông là người có nhiều đóng góp cho ngành giáo dục nước nhà.

Năm 1935, ông Nguyễn Văn Huyên du học ở Pháp về, từ chối làm quan, chỉ đi dạy học. Ông trở thành giáo sư dạy Sử - Địa ở trường Trung học Bảo hộ (trường Bưởi). Ông và bà Vi Kim Ngọc gặp nhau qua sự giới thiệu của một người bạn, cũng là trí thức Tây học. Họ kết hôn năm 1936. Thời bấy giờ, hôn nhân dựa trên tình yêu còn chưa phổ biến, bà Kim Ngọc khi mới 13 tuổi đã được hứa hôn với một gia đình môn đăng hộ đối. Để có được tình yêu của mình, tiểu thư Kim Ngọc tuổi 16 đã dám đấu tranh với cha mình là quan tổng đốc một tỉnh để hủy hôn ước. Bà đòi bằng được tự do để theo đuổi ước mơ "chọn người tài đức để trao gửi thân, nếu không gặp được đấng nam nhi hào hùng thì thà ở một mình suốt đời".

* Ảnh:

Thất Sơn

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục