Nội dung

Bé Loan (con chị Thụy) năm nay 6 tuổi, đang học lớp một tại TP HCM. Hồi còn nhỏ, Loan khá vui vẻ, hoạt bát. Mấy tháng gần đây bé tỏ ra buồn bã, ăn ít, khó ngủ và ngủ cũng rất ít, học hành sa sút. "Đến lớp, con tôi không thích chơi với bạn bè, giờ ra chơi chỉ ngồi một mình. Ở nhà, bé cũng trầm tính, tỏ ra thờ ơ với mọi thứ. Hình như không lúc nào tôi thấy cháu tỏ ra vui vẻ ngay cả khi được cha mẹ đưa đi chơi", chị Thụy (quận Bình Thạnh, TP HCM) kể.

Mặc dù vợ chồng chị đã cố gắng tạo mọi điều kiện tốt nhất để con cảm thấy vui vẻ, thoải mái nhưng bé Loan vẫn không hứng thú gì với cuộc sống xung quanh. Người mẹ trẻ trầm tư bộc bạch: "Tôi thực sự hoang mang và lo lắng quá, không biết làm sao để con vui vẻ trở lại".

Trẻ bỗng dưng buồn có thể bị trầm cảm
Ảnh minh họa: Health.

Cũng khổ sở vì đứa con gái đầu lòng bỗng nhiên trầm cảm, ít nói, chị Huyền đã nhờ các thầy cô trong trường quan tâm đến bé hơn. Thế nhưng suốt hơn một năm qua, tình hình vẫn không được cải thiện.

Người mẹ cho biết, năm ngoái chồng chị bị tai nạn giao thông qua đời. Từ trước đến giờ người cha luôn quan tâm chiều chuộng con gái nhất nên khi anh mất, bé Bích trở nên buồn bã, ít nói, suốt ngày mở miệng gọi ba rồi khóc. "Thỉnh thoảng con bé lại ôm di ảnh của ba nói chuyện rồi ứa nước mắt. Tôi cũng chỉ biết an ủi con rồi nhờ thầy cô trong trường quan tâm đến cháu hơn. Nhưng cho đến giờ con bé vẫn lủi thủi một mình, chẳng thiết tha nói chuyện", chị Huyền thở dài.

Theo chuyên viên tham vấn tâm lý Vũ Cẩm Vân, hiện tượng trẻ "tự dưng buồn" có thể là biểu hiện của chứng trầm cảm. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên trầm cảm ở trẻ em: do di truyền, sự mất mát, chia ly, căng thẳng từ mối quan hệ trong gia đình, nhà trường hoặc ngoài xã hội… Hiện nay có nhiều trẻ em rơi vào trầm cảm do một số nguyên nhân thường gặp như:

- Từ phía gia đình (mất người thân, cha mẹ gây gổ, ly dị hoặc la mắng, xúc phạm, cha mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng vào các em tạo nên áp lực trong việc học hành).

- Căng thẳng từ trường học (thầy cô trách phạt, bạn bè chê bai, nói xấu, ức hiếp hoặc tẩy chay).

- Mối đe dọa bên ngoài xã hội (bị trấn lột, bạo hành, bị lạm dụng thể xác, tinh thần).

- Từ bản thân các em (sự tự ti, mặc cảm về ngoại hình, thiếu khả năng học tập, giao tiếp).

- Ngoài ra, sự bao bọc, nuông chiều, mọi việc thuận lợi, dễ dàng trong cuộc sống cũng khiến các em cảm thấy buồn chán, vô vị và mất hứng thú với cuộc sống.

Bệnh trầm cảm của trẻ còn biểu hiện ở tình trạng khó tập trung suy nghĩ, thiếu tự tin, tự đánh giá thấp bản thân, mang mặc cảm tội lỗi, sống thu mình và cảm thấy lạc lõng, cô đơn. Nếu không được kịp thời chẩn đoán và chữa trị, các em sẽ có hành vi gây nguy hiểm cho mình.

Theo chuyên viên tâm lý Cẩm Vân, để chẩn đoán chính xác, cần có sự tìm hiểu toàn diện về quá trình lớn lên của trẻ, như thế mới có thể tìm hiểu rõ được nguyên nhân. Vì vậy, cha mẹ nên sớm đưa bé đến gặp chuyên gia tâm lý để trò chuyện và có kế hoạch điều trị cho các cháu.

Bên cạnh đó, khi con bị trầm cảm, việc cha mẹ cần làm ngay là động viên trẻ cùng tham gia một số hoạt động xã hội, sinh hoạt cộng đồng, khích lệ bé chơi một môn thể thao ưa thích nào đó. "Có thể ban đầu các em sẽ không thích nhưng cha mẹ hãy kiên nhẫn và khéo léo thuyết phục. Với sự kiên trì và tấm lòng yêu trẻ, phụ huynh sẽ cùng chuyên gia tâm lý sớm giúp trẻ tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống", chuyên viên tâm lý Cẩm Vân cho biết.

Thụy Ân

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Mốc phát triển trẻ cần đạt khi 1 tuổi

Trẻ 1 tuổi thường tỏ vẻ sợ trong vài tình huống, dùng cử chỉ đơn giản như lắc đầu "không” hoặc vẫy tay tạm biệt, khám phá đồ vật bằng nhiều cách, như lắc, đập, ném, có thể nâng đầu lên và bắt đầu đẩy lên khi nằm sấp...

Xem thêm  

10 sai lầm khi dạy con

Để con trở thành người tốt, ngoài tình yêu, các bậc cha mẹ cần học cách dạy con. Dưới đây là 10 sai lầm các bậc cha mẹ cần tránh khi dạy con.

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm