Nội dung
Trám - đặc sản dân dã

Khi vải đã vãn trên đất đồi Lục Ngạn là lúc trám bắt đầu vào vụ ở quê hương ông Đề Thám. Cây trám không kén đất. Đất cằn cỗi, mới trồng trám. Yên Thế là quê hương của trám đen, hay còn gọi là trám sâm.

Trám đen có hai loại: trám đực và trám cái. Trồng bảy năm cây mới bói vụ đầu, nhưng chỉ cây trám cái là có quả. Không có cách gì phân biệt được giữa trám đực và trám cái ngoài cách lựa hạt. Những cụ già trồng trám lâu năm mới có kinh nghiệm chọn hạt, nhưng cũng chỉ là tương đối. Vậy nên nhiều nhà trồng trám, đợi cả chục năm trời mới biết phải cây trám đực, lại phải thay lượt cây mới. Khi già, thân trám cao to là thế mà ruỗng cả. Nhưng người Yên Thế yêu trám, đã trồng cây cho quả là không chặt, chỉ đến khi mưa bão, cây đổ, họ mới bỏ. Có những cây trám cổ thụ xòe tán rộng đến vài chục hecta.

Gần đây, trám đen Yên Thế đã xuất hiện tại nhiều nhà hàng ở Hà Nội. Người ta bổ trám làm đôi, nhồi thịt, trứng... rồi đem rán lên. Trám trở thành đặc sản. Thực ra, trám vốn là món ăn quá đỗi dân dã. Đổ trám vào xoong, đun nước nóng lên cho đến khi không còn nghe tiếng trám gõ loong choong vào đáy nồi thì bắc xuống, đậy vung, om chừng năm phút là có thể ăn được. Tưởng dễ, nhưng ai không quen, không chắc đã làm được. Nước nguội quá, trám không chín! Nước nóng quá, trám rắn đanh như đá. Người ta thử bằng cách để cho nước chưa kịp sôi, nhúng ngón tay vào thấy hơi bỏng là được.

Người thôn quê dân dã chỉ ăn có vậy. Sang hơn thì bắt con cá dưới sông, đem kho với trám. Trám hút vị cá, vị riềng, ăn vừa béo, vừa bùi, thơm ngon hơn thịt. Bát cơm gạo mới trắng tinh có mấy miếng trám đen kho cá là cả một bữa tiệc đồng quê.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Tứ xứ bánh canh

Bánh canh được làm chủ yếu từ bột gạo, một số nơi ở miền nam có thêm bánh canh làm bằng bột lọc. Tại Huế có hai loại là bánh canh Nam Phổ và bánh canh cá tràu, tức cá lóc. Cách làm sợi bánh cũng như nước dùng của hai loại này khác nhau nhiều.

Xem thêm  

Phở cuốn làng Ngũ Xã

Cũng thịt bò, bánh phở, rau thơm... nhưng không phải thái sợi bánh nhỏ ra chan với nước dùng mà để miếng vuông cuốn lại như nem. Người từ nơi xa đến biết tiếng phở cuốn thế nào cũng phải ghé qua nếm thử.

Xem thêm  

Những món ăn ngon ở Tân Định

Ở Sài Gòn, muốn thưởng thức các món ăn ngon như bánh canh bò viên, cháo sườn non, các món ăn Huế, mì xào giòn hay là các món ăn miền tây thì các bạn nên ghé khu Tân Định, nới đây như một phố ẩm...

Xem thêm  

Bánh cuốn làng Kênh

Bánh cuốn làng Kênh (Nam Định) có bí quyết riêng và chỉ truyền nghề cho con dâu trong gia đình. So với bánh cuốn Thanh Trì, bánh làng Kênh ăn đứt về độ mỏng, mịn và trắng của hình, độ thơm của bánh và độ đậm đà của nước chấm.

Xem thêm  

Quán cuối tuần: Chả cá Hà Nội

Quán khá ấn tượng với bảng hiệu làm từ tấm gỗ hình một con cá. Nội thất được trang trí với những bức tranh sơn dầu phố phường Hà Nội. Thực khách đến đây còn được nghe văng vẳng giai điệu ả đào.

Xem thêm  

Bánh xèo trứng đà điểu

Rất lạ và không kém phần hấp dẫn, đó là món thịt… đà điểu! Quả thật, kiến, bọ cạp, dế cơm chiên giòn - một thời từng làm xôn xao thế giới ẩm thực, giờ đã được thay thế bằng món mới: thịt đà điểu.

Xem thêm  

Bánh canh Bến Có

Về Trà Vinh, bạn đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức bánh canh Bến Có ở xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành. Bánh canh mềm, đượm vị thơm của thịt, lòng heo, ăn kèm ớt hiểm cay xé lưỡi tạo hương vị khó quên.

Xem thêm  

8 món hủ tiếu hấp dẫn của Sài Gòn

Hủ tiếu bột lọc, hủ tiếu cá, hủ tiếu sườn, hủ tiếu hồ... là những biến tấu khác nhau của hủ tiếu mê hoặc thực khách. Hủ tiếu cá ​ Hủ tiếu cá hấp dẫn thực khách với những cọng bánh...

Xem thêm  

Làng mứt Bình Dương rộn ràng tết sớm

Từ tháng 9 khắp xóm ngõ dường như đã rộn ràng không khí đón Tết. Điều đó không có nghĩa là người dân ở Bình Nhâm, huyện Thuận An, Bình Dương, ăn Tết sớm hơn các vùng trong cả nước. Chỉ bởi...

Xem thêm