Nội dung

Thóp trẻ sơ sinh là gì?

Thóp trẻ sơ sinh (hay còn gọi là cửa đỉnh đầu) được phân làm 2 phần là thóp trước và thóp sau. Phần thóp trước có hình thoi là khe hở giữa xương trán và xương đỉnh đầu. Thóp sau lại có hình tam giác, là khe hở giữa xương đỉnh đầu và xương chẩm.

Thóp trước với kích thước trung bình khoảng 1,5 × 2cm, với trẻ sinh non hay đủ tháng, thóp đầu đều tương tự nhau và nhờ vào hình dạng thóp mẹ có thể biết sức khỏe của trẻ như thế nào.

Thóp trẻ sơ sinh và những điều mẹ chưa biết

Nhiều người cho rằng thóp trước của trẻ khá mềm, đây là vùng nguy hiểm không nên tác động mạnh. Trên thực tế, thóp trước và sau có nhiệm vụ vô cùng quan trọng đó là bảo vệ cho não bộ của bé khỏi các tác động bên ngoài. Ngoài ra, khi trẻ “chui” khỏi âm đạo, thóp đóng vai trò như một cái đệm bảo vệ não bé khỏi va chạm. Với trẻ phát triển bình thường, cửa đỉnh đầu thường bằng phẳng. Nếu quan sát sẽ thấy thóp phập phồng theo nhịp tim trẻ. Khi sờ lên đỉnh đầu, có thể cảm nhận phần da mềm và lõm xuống.

Chức năng của thóp

Hệ thống các thóp và đường nối đàn hồi giữa các xương hộp sọ thực hiện một chức năng vô cùng quan trọng: bảo vệ cho não bộ của bé trước áp suất bên ngoài. Khi đầu bé chui ra từ người mẹ nó bị ép chặt lại. Nếu không có các khoảng hở đàn hồi bé sẽ bị đau. Hơn nữa có thể nảy sinh việc chảy máu trong não, trong vùng mắt và màng xương.

Thời điểm đóng thóp

Thóp đóng sớm

Thóp khép sớm sẽ làm cản trở đại não phát triển và giảm trí tuệ của trẻ. Có những lý do để thóp đóng sớm:

- Bẩm sinh

- Não hoặc xương đầu của trẻ cốt hóa quá sớm.

- Do mẹ bị phơi nhiễm tia X-quang trong thời gian dài

- Một số trường hợp viêm não khiến đại não ngừng phát triển gây nên hiện tượng đóng thóp sớm.

Thóp đóng muộn

Nếu thóp không đóng lại dù đã quá thời gian hoặc tiếp tục mở rộng khi trẻ thêm tuổi rất có thể vì do chức năng của tuyến giáp trạng kém hoặc bệnh còi xương, suy dinh dưỡng khiến xương chậm cốt hóa. Mặt khác có thể do não to bất thường dẫn đến tình trạng thóp đóng muộn.

Thóp trẻ sơ sinh và những điều mẹ chưa biết

Cách nhận biết tình trạng sức khoẻ của trẻ qua thóp

Thóp phồng

Tình trạng thóp phồng bất thường, bé hay khóc kèm theo sốt, nôn mửa và co giật, mẹ nên đưa bé tới bệnh viện kiểm tra ngay vì rất có thể bé bị viêm màng não, viêm não do tăng áp lực nội sọ.

Ngoài ra, việc thóp phồng cũng là dấu hiệu cho thấy bé bị tràn dịch, viêm mủ màng phổi, xuất huyết nội sọ thậm chí thành khối u não. Mẹ cần đặc biệt chú ý và đưa bé tới bệnh viện càng sớm càng tốt.

Thóp lõm

Bé có nguy cơ cao bị mất nước cấp tính. Biểu hiện phổ biến là tình trạng tiêu chảy trong thời gian dài, sốt cao, ra mồ hôi quá nhiều… Không những thế, bé còn bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng, sút cân nhanh chóng do không hấp thu đầy đủ canxi, vitamin cần thiết cho cơ thể.

Thóp trẻ sơ sinh và những điều mẹ chưa biết

Thóp quá lớn

Thóp quá lớn thường xảy ra ở các bé mới sinh, kích thước lớn nhất có thể đạt 3-5cm. Tuy nhiên, việc thóp quá kích làm tăng khả năng bé bị còi xương và tác động tiêu cực tới não bộ của trẻ, làm tràn dịch não hoặc tình trạng não úng thủy do quá trình siết chặt bởi ống sinh sản.

Thóp quá nhỏ

Thóp quá nhỏ khiến đầu trẻ mang dị tật do bị thu hẹp chỏm đầu. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển não bộ. Nếu phát hiện điều này mẹ nên đưa bé tới bệnh viện ngay để kiểm tra tình trạng sức khỏe, tránh những rủi ro khi bé thưởng thành.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Cách dùng chất béo với bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong số những bệnh hay gặp của “thời hiện đại” và cuộc sống đô thị hóa.  Căn bệnh đó cũng liên quan rất mật thiết với chế độ ăn uống. Chất béo trong khẩu phần ăn đóng một vai trò đặc biệt.

Xem thêm  

Trúc Diễm khoe da trắng mịn màng

Chiều qua (10/11/2013) người đẹp Trúc Diễm đã góp mặt trong buổi tọa đàm về trò chơi giải trí trên thiết bị di động được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trúc Diễm lựa chọn mẫu trang phục...

Xem thêm  

Cách lựa chọn thực phẩm khôn ngoan

Để đảm bảo sức khoẻ, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ, điều kiện kinh tế, sở thích. Lựa chọn phù hợp Phù hợp với...

Xem thêm