Nội dung
Việc ngủ bù thậm chí còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn. Thông qua infographic sau, chúng tôi sẽ lý giải cơ chế giấc ngủ đồng thời gợi ý một số lời khuyên để bạn có một giấc ngủ ngon hơn. Hãy cùng tìm hiểu với Thế Giới Trẻ nhé! 
 
Thiếu ngủ - đừng tưởng ngủ bù là xong nhé
 
Người lớn cần ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi tối để đạt sức khỏe tối ưu.
 
Thiếu ngủ - đừng tưởng ngủ bù là xong nhé
 
Theo thống kê của American Academy of Sleep Medicine, khoảng 38% người vô tình ngủ gục trong ngày, 30% ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm và cũng khoảng 4,7% ngủ gục khi đang lái xe.
 

Ngủ bù vào cuối tuần chẳng có tác dụng gì bởi theo nghiên cứu năm 2010 của Harvard Medical School, ngủ một đêm 10 tiếng không thể bù đắp cho cả tuần mất ngủ. Thậm chí, sau giấc ngủ 10 tiếng thì khả năng phản xạ và tập trung của một người còn kém hơn so với hoàn toàn không ngủ.

Thiếu ngủ - đừng tưởng ngủ bù là xong nhé
 
Khi bị thiếu ngủ sẽ gây ra một loạt các tác động tiêu cực tới cơ thể bạn: giảm khả năng tập trung sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề; làm suy yếu hệ miễn dịch và khả năng chống lại bệnh tật, viêm nhiễm; tăng sự thèm ăn dẫn tới tăng cân và có nguy cơ dẫn đến tiểu đường type 2.
Do đó, hãy nhớ rằng giấc ngủ lành mạnh không phải là cộng dồn cho đủ giờ ngủ mà là để tinh thần và cơ thể phục hồi trạng thái, duy trì nhịp độ cân bằng.
Thiếu ngủ - đừng tưởng ngủ bù là xong nhé

 Bộ não của bạn  trải qua 5 giai đoạn của giấc ngủ

Đó là các giai đoạn:

Giai đoạn 1: bạn sẽ chuyển dần và nhẹ nhàng từ trạng thái thức sang ngủ

Giai đoạn 2 sẽ là giấc ngủ nông, mắt bạn ngưng chuyển động.

Giai đoạn 3 là bắt đầu giai đoạn ngủ sóng chậm.

Giai đoạn 4 là mức độ ngủ sâu nhất. 4 giai đoạn này khi ngủ mắt bạn sẽ không chuyển động nhanh.

Sang giai đoạn 5 mắt bạn sẽ chuyển động nhanh và liên tục, đây là giai đoạn ngủ mơ.

Giai đoạn 1 và 2 sẽ làm dịu tinh thần, thư giãn cơ thể. Giai đoạn 3 và 4 là giai đoạn bạn khó bị đánh thức nhất, giúp phục hồi thể chất, trí nhớ, và hệ thần kinh trung ương khi đó được nghỉ ngơi hoàn toàn. Giai đoạn 5 não bộ hoạt động gần giống như đang thức và diễn ra các giấc mơ.

Thiếu ngủ - đừng tưởng ngủ bù là xong nhé

Do đó, bạn không thể dự trữ giấc ngủ nếu bạn bị thiếu ngủ. Và bạn sẽ không thể ngủ bù bằng một vài đêm ngon giấc.

Thiếu ngủ - đừng tưởng ngủ bù là xong nhé

 

Để lấy lại thói quen ngủ lành mạnh, bạn cần mất nhiều thời gian. Bạn càng thức nhiều thì càng cần nhiều giấc ngủ sâu ở giai đoạn 3 và 4. Dần dần bạn sẽ tìm lại được nhịp độ đều đặn cho nhu cầu ngủ của mình

Thiếu ngủ - đừng tưởng ngủ bù là xong nhé
Đừng nghĩ đến chuyện ngủ bù, hãy ngủ đủ giấc mỗi đêm.

Bạn có thể điều hòa chu kỳ ngủ ngay cả khi không có đủ thời gian để ngủ. Đó là:

- Hãy đeo kính đen trước khi ngủ sẽ giúp cơ thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn

- Chặn mọi ánh sáng và tiếng ồn lọt vào phòng ngủ của bạn, có thể đeo mặt nạ cho mắt và nút bịt tai

- Hãy đi ngủ và thức dậy đúng giờ, ngay cả trong ngày nghỉ

- Dùng bất kỳ cách nào giúp bạn ngủ thoải mái

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Cách dùng chất béo với bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong số những bệnh hay gặp của “thời hiện đại” và cuộc sống đô thị hóa.  Căn bệnh đó cũng liên quan rất mật thiết với chế độ ăn uống. Chất béo trong khẩu phần ăn đóng một vai trò đặc biệt.

Xem thêm  

Trúc Diễm khoe da trắng mịn màng

Chiều qua (10/11/2013) người đẹp Trúc Diễm đã góp mặt trong buổi tọa đàm về trò chơi giải trí trên thiết bị di động được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trúc Diễm lựa chọn mẫu trang phục...

Xem thêm  

Cách lựa chọn thực phẩm khôn ngoan

Để đảm bảo sức khoẻ, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ, điều kiện kinh tế, sở thích. Lựa chọn phù hợp Phù hợp với...

Xem thêm