Nội dung

Khi mọc răng sữa, trẻ nhỏ thường trở nên cáu kỉnh quá thái. Bạn phải chờ đón sự bất thường này vào lứa tuổi nào? Có tất cả 20 chiếc răng sữa, 10 ở hàm trên và 10 ở hàm dưới. Chúng sẽ xuất hiện ở những thời điểm rất khác nhau ở các trẻ khác nhau.

Lịch mọc răng sữa của bé

Sau đây là kiểu mọc răng sữa thường gặp nhất do Bệnh viện Nhi đồng St. Louis (Mỹ) đề xuất:

- 4 răng cửa giữa (1) của hàm trên và hàm dưới: 5-8 tháng.

- 4 răng cửa bên (2): 7-10 tháng.

- 4 răng hàm đầu tiên (4): 12-16 tháng.

- 4 răng nanh (3): 14-20 tháng.

- 4 răng hàm thứ 2 (5): 20-32 tháng.

Mẹo giảm đau cho bé mới mọc răng

Một số gợi ý bạn có thể áp dụng để giúp bé vượt qua giai đoạn khó chịu này như sau:

1. Dùng một vòng ngậm mọc răng sạch sẽ. Vòng mọc răng để trong ngăn mát tủ lạnh hoặc khăn ướp lạnh cho bé mọc răng.

2. Ướp lạnh núm vú cao su. Tương tự vòng mọc răng ướp lạnh, bạn có thể đặt ti giả trong bát với vài cục đá viên rồi cho bé ngậm.

 Rượu giảm đau cho bé mọc răng

Mọc răng sữa khiến bé đau nhức, khó chịu (Ảnh minh họa).

3. Massage lợi: Xoa lợi của bé với ngón tay sạch của mẹ có thể giúp bé tức thời làm dịu cơn đau.

5. Gel bôi giảm đau: Hỏi bác sĩ về gel bôi giảm đau mọc răng cho bé, nếu cơn đau quá nặng.

Lưu ý: Tuyệt đối tránh gel hoặc thuốc có chứa rượu, cồn vì chúng có thể làm tổn thương nướu răng và dẫn tới ngộ độc.

6. Massage ngón chân của bé: Theo các bác sĩ, massage ở ngón chân kích thích tuyến năng lượng trực tiếp kết nối giữa miệng và răng, giống như liều thuốc giảm đau răng lợi cho bé.

Lưu ý khi chăm bé mọc răng

Bài liên quan:

-  Nếu cho bé bú bình, các mẹ nên rút bình ra khỏi miệng bé thật nhẹ nhàng ngay sau khi bé vừa bú xong. Rút bình sữa ra khỏi miệng bé mạnh, đột ngột sẽ khiến tình trạng đau lợi ở bé nghiêm trọng hơn.

-  Các mẹ cũng nên cho bé ăn bột (hoặc cháo) thật loãng và nhớ là không nên ép bé ăn đủ khẩu phần ăn như bình thường.

-  Nếu bé đau tới mức không thể ăn cháo hoặc bột, các mẹ nên cho bé uống sữa tăng cường. Chỉ 1-2 ngày, bé sẽ bớt đau và ăn uống tốt hơn

-  Vệ sinh răng miệng cho bé từ khi răng chưa nhú bằng cách quấn khăn vào ngón tay rồi lau lợi cho bé.

-  Tránh cho bé ngậm bình sữa hoặc ti giả khi ngủ. Nó sẽ khiến miệng bé bị vi khuẩn tấn công dễ hơn.

-  Các mẹ nên lau nước dãi chảy quanh miệng bé bằng chiếc khăn sạch, mềm. Cách này sẽ giúp hạn chế những nốt ban nhỏ xuất hiện quanh miệng bé.

-  Hạn chế đường trong chế độ ăn uống. Bé đã có thể tiếp xúc với thức ăn rắn hơn 1 chút rồi, nhưng bạn nên hạn chế đồ ăn và thức uống ngọt cho bé. Hãy cho bé làm quen với cốc, giảm số lần bú bình cho dù là uống sữa. Đừng để để bé đi ngủ với bình sữa trong miệng bởi vì lượng đường trong sữa sẽ bám trên răng bé và gây sâu răng.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm