Nội dung
Lễ hội sayangva là một lễ hội dân gian truyền thống mang nhiều yếu tố tâm linh của người đồng bào dân tộc thiểu số Chơ Ro. Những ngày này, khi lúa, ngô đã “nằm yên” trong nhà, cũng là lúc đồng bào dân tộc thiểu số chơro ở Đồng Nai tổ chức lễ hội Sayangva (ăn thần lúa).

Khác với các dân tộc như Stiêng, Mạ, lễ hội ăn thần lúa của người Chơro không có cây nêu và nghi thức đâm trâu.Tuy nhiên, những hoạt động biểu diễn cồng chiêng, tổ chức các trò chơi dân gian, văn nghệ và nghi thức cúng thần lúa của dân tộc này lại mang những nét độc đáo riêng, đề cao tinh thần đoàn kết trong cộng đồng.

Phượt về đồng nai chiêm ngưỡng lễ hội sayangva
Các cô gái duyên dáng trong lễ hội

Phượt về đồng nai chiêm ngưỡng lễ hội sayangva

Tại xã Bàu Trâm (thị xã Long Khánh), vào đúng ngày người Chơro nơi đây tổ chức lễ hội ăn thần lúa, từ sáng sớm, hàng trăm người Chơro đã tập trung tại nhà già làng, trong không khí rộn rã tiếng cười, những người đàn ông, đàn bà và cả những em bé, mỗi người tự tìm cho mình một công việc phù hợp.

Thế rồi, những cây cơm ống (nguyên liệu làm từ gạo nếp và đậu) trong chốc lát đã được đem nướng trên than hồng, những chiếc bánh dày làm từ gạo nếp cùng đậu phộng, dầu ăn, hạt vừng trắng được cuộn tròn xếp ngay ngắn.

Phượt về đồng nai chiêm ngưỡng lễ hội sayangva
Chuẩn bị làm cơm​
Theo ông Thổ Đực, tỉnh Đồng Nai là nơi cư trú và sinh sống lâu đời nhất của người Chơro, lễ hội Sayangva được người Chơro ở Đồng Nai tổ chức từ tháng Hai đến giữa tháng Ba âm lịch hàng năm. Trước đây, các gia đình tự tổ chức việc cúng thần linh rồi mời anh em, người trong dòng tộc, trong làng đến ăn uống.

Già làng lý giải sau vụ mùa tổ chức lễ hội Sayangva để cúng tạ ơn thần núi, thần sông, thần đất, vì đã phù hộ cho người Chơro có một vụ mùa bội thu và cầu mong mưa thuận, gió hòa để mùa sau nhà nhà được no đủ.

Tuy nhiên, theo phong tục đề cao cả phần lễ và phần hội, vì thế đây là dịp người người, nhà nhà được vui chơi. Từ những lý do này mà lễ hội Sayangva được dân tộc Chơro truyền từ đời này sang đời khác.

Cồng chiêng và rượu cần, là hai thứ không thể thiếu và được dùng để cúng thần linh trong lễ hội Sayangva. Ngoài ra, lễ vật mà người Chơro dâng các vị thần dịp này còn có gà, lợn, bánh dày, cơm ống.

Phượt về đồng nai chiêm ngưỡng lễ hội sayangva

Sau gần một ngày vui chơi, sửa soạn, buổi chiều là lúc lễ cúng thần linh chính thức diễn ra. Kết thúc bài cúng của già làng, khi tiếng cồng vang lên, người Chơro tập trung bên bếp lửa, cùng nhau hát múa, uống rượu cần cho đến tận đêm khuya. Riêng những người già thì ngồi bên chum rượu cần và hát đối - một tục lệ cổ xưa nhất của người Chơro mà ít người còn giữ được.

Già làng Thổ Đực cho biết ngày trước sau khi cúng xong, người Chơro ngồi lại với con cháu trong nhà, dạy cho con cháu về truyền thống, tập quán của dân tộc mình cũng như những điều hay lẽ phải trong cuộc sống.

Nhiều tục lệ cổ xưa giờ đã mai một, như lễ hội Sayangva, nếu không có sự quan tâm của Nhà nước thì cũng khó duy trì. Việc tổ chức lễ hội hôm nay, Nhà nước cũng hỗ trợ kinh phí, đứng ra tổ chức, thế nên bà con Chơro thấy được trách nhiệm của mình, ai cũng hào hứng góp sức, chung vui.

Theo St​

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Từ khóa
Cùng chuyên mục

Mờ mờ, ảo ảo một con đường.

Nếu ai đã từng du lịch Đà Lạt - Nha Trang, chắc hẳn phải nhớ 1 con đèo mờ ảo mà khách du lịch thường gọi là đèo Omega. Ngoài ra nó còn biết đến với tên đèo Hòn Giao ( do chạy gần đỉnh núi Hòn...

Xem thêm  

10 địa danh bạn nên đến khi còn trẻ

Khi còn đủ sức để bay lượn, ngao du sơn thủy bạn hãy đi hết nhưng nới bạn muốn đi, để tận hưởng được cuộc sống thú vị như thế nào. Đây là 10 địa danh bạn nên đến nè. Thiên đường hoa...

Xem thêm  

6 bước chuẩn bị cho mỗi chuyến đi

Trong mỗi chuyến đi dù ngắn hay dài đều phải chuẩn bị đầy đủ r đừng để đi giữa đường mới phát hoảng vì bình xăng sắp cạn, thời tiết xấu hay hành lý quá nặng.Ngoài những vấn đề cơ bản...

Xem thêm