Nội dung
Ống kính cho máy ảnh micro four thirds

Ống kính dành cho thân máy Micro Four Thirds cũng là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng ảnh thu được. Ảnh: Insights.

Được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2008, dòng máy ảnh ống kính rời siêu nhỏ Micro Four Thirds có một lịch sử khá "non nớt" khi đặt cạnh "người khổng lồ" DSLR vốn được phát triển từ thời máy phim. Tính đến giữa năm nay, mới chỉ có 8 mẫu máy ảnh thuộc hai thương hiệu Panasonic và Olympus tham gia thị trường mới mẻ này. Một số máy ảnh định dạng Micro Four Thirds cũng đã nhanh chân xuất hiện tại thị trường Việt Nam như Panasonic GF1, Panasonic GH1, Olympus Pen E-P1...

Giống như "đàn anh" DSLR, ống kính dành cho thân máy Micro Four Thirds cũng là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng ảnh thu được. Adapter (ống nối) của Novoflex, Cosina cho phép sử dụng ống kính của hãng thứ ba trên thân máy Micro Four Thirds, tuy nhiên, vẫn gặp một số giới hạn về đo sáng và lấy nét. Do vậy, đối với những người mới chơi, ống kính chính hãng sản xuất cho dòng máy này vẫn là sự lựa chọn hoàn hảo.

Panasonic và Olymmpus đã ra mắt 11 ống kính ngàm Micro Four Thirds bao gồm 4 ống kit bán kèm máy, 2 ống fix, một ống macro và 4 ống zoom với khoảng tiêu cự trải dài từ siêu rộng 14mm cho đến siêu tele 400mm (quy đổi hệ máy phim 35mm).

Ống kit

Ống kính cho máy ảnh micro four thirds

Panasonic 14-45mm F3.5-5.6 ASPH Mega O.I.S. Ảnh: Photophiles.

Ống kính loại này thường được bán kèm thân máy với mức giá không quá cao. Dải tiêu cự bắt đầu từ góc rộng 28mm đến tele 84mm, 90mm và 280mm, rất thích hợp khi đi du lịch và chụp ảnh gia đình, hội họp. Ba ống kit của Panasonic đều hỗ trợ cơ chế chống rung quang học nhằm cho những thước chụp ổn định kể cả khi trời tối. Với những người mới chơi, đây là sự lựa chọn tốt vì sự nhẹ gọn và tính linh động cao cũng như giá tiền nằm ở mức chấp nhận được. Tuy nhiên, nếu là một "tay máy" khó tính, bạn sẽ không hài lòng với khẩu độ tối đa f/3.5 và chất lượng "build" nghèo nàn của chúng.

Dưới đay là một số mẫu ống kit tiêu biểu.

Olympus M. Zuiko Digital ED 14-42mm F3.5-5.6

- Tiêu cự (quy đổi máy phim): 28-84 mm.
- Khoảng lấy nét gần nhất: 25cm.
- Đường kính lắp filter: 40,5mm
- Khối lượng: 150 gram.
- Số lá thép khẩu độ: 7.

Ống kính đi kèm thân máy E-P1, E-P2 và E-PL1. Thiết kế mới giúp ống kính có thể xếp gọn lại với chiều dài chỉ khoảng 43,5mm.

Ống kính cho máy ảnh micro four thirds

Ảnh chụp thử từ ống kính Olympus M.Zuiko 14-42mm F3.5-5.6. Olympus E-P1, ISO 200, tốc độ 1/50 giây, f/8. Ảnh: Olympus.

Panasonic Lumix G Vario 14-42mm F3.5-5.6 ASPH. Mega O.I.S

- Tiêu cự (quy đổi máy phim): 28-84 mm.
- Khoảng lấy nét gần nhất: 30cm.
- Đường kính lắp filter: 52mm
- Khối lượng: 165 gram.
- Số lá thép khẩu độ: 7.
- Tính năng khác: Chống rung quang Mega O.I.S.

Ống kính đi kèm thân máy Lumix DMC-G2 và G10.

Ống kính cho máy ảnh micro four thirds

Ảnh chụp thử từ ống kính Panasonic Lumix G Vario 14-42mm, máy ảnh Panasonic G10, ISO 100, phơi sáng 1/160 giây, tiêu cự 84 mm, f/6.3. Ảnh: Panasonic.


Panasonic Lumix G Vario 14-45mm F3.5-5.6 ASPH Mega O.I.S

- Tiêu cự (quy đổi máy phim): 28-90 mm
- Khoảng lấy nét gần nhất: 30 cm
- Đường kính lắp filter: 52 mm
- Khối lượng: 195 gram
- Số lá thép khẩu độ: 7
- Tính năng khác: Chống rung quang Mega O.I.S

Ống kính đi kèm thân máy Lumix DMC-G1.

Ống kính cho máy ảnh micro four thirds

Ảnh chụp thử từ ống kính Panasonic Lumix G Vario 14-45mm, máy ảnh Panasonic DMC-G1, ISO 100, tốc độ 1/200 giây, tiêu cự 45mm, f/5.6. Ảnh: Panasonic.

Panasonic Lumix G Vario HD 14-140mm F4-5.8 ASPH. Mega O.I.S.

- Tiêu cự (quy đổi máy phim): 28-280 mm.
- Khoảng lấy nét gần nhất: 50cm.
- Đường kính lắp filter: 62mm.
- Khối lượng: 460 gram.
- Số lá thép khẩu độ: 7.
- Tính năng khác: Chống rung quang Mega O.I.S.

Ống kính cho máy ảnh micro four thirds

Ảnh chụp thử từ ống kính Panasonic Lumix G Vario HD 14-140mm, máy ảnh Panasonic GH1, ISO 100, tốc độ 1/320 giây, tiêu cự 28 mm, f/7.1. Ảnh: Panasonic.

Ống kính một tiêu cự

Olympus M. Zuiko Digital 17mm F2.8

Ống kính cho máy ảnh micro four thirds

Olympus M. Zuiko Digital 17mm F2.8. Ảnh: Ware house.

- Tiêu cự (quy đổi máy phim): 34 mm.
- Khoảng lấy nét gần nhất: 20cm.
- Đường kính lắp filter: 37mm.
- Khối lượng: 71 gram.
- Số lá thép khẩu độ: 7.
- Đặc điểm nổi bật: chiều dài chỉ 22mm.

Bán kèm (trong gói gồm 2 ống kính) với thân máy E-P1, E-P2 và E-PL. Mức giá của ống fix này hiện vào khoảng 300 USD.

Panasonic Lumix G 20mm F1.7 ASPH

Ống kính cho máy ảnh micro four thirds

Panasonic Lumix G 20mm F1.7 ASPH. Ảnh: Dirtcheap.

- Tiêu cự (quy đổi máy phim): 40mm.
- Khoảng lấy nét gần nhất: 20cm.
- Đường kính lắp filter: 46mm.
- Khối lượng: 100 gram.
- Số lá thép khẩu độ: 7.

Bán kèm thân máy Lumix GF1. Ống kính cho chất lượng ảnh tốt trên mọi thiết lập khẩu độ nhờ sự trợ giúp của hai thấu kính phi cầu. Chất lượng "build" rất tuyệt với ngàm kim loại, vòng lấy nét thiết kế hợp lý đem lại cảm giác thật và không bị trượt. Tuy nhiên, mức giá của ống kính này hiện đang ở mức khá cao.

Ống kính tele

Ống kính cho máy ảnh micro four thirds

Panasonic Lumix G Vario 45-200mm F4-5.6 Mega O.I.S. Ảnh: Cameraworld.

Olympus M. Zuiko Digital ED 14-150mm F4-5.6.

- Tiêu cự (quy đổi máy phim): 28-300 mm.
- Khoảng lấy nét gần nhất: 50cm.
- Đường kính lắp filter: 58mm.
- Khối lượng: 290 gram.
- Số lá thép khẩu độ: 7.
- Mức giá: xấp xỉ 600 USD.

Panasonic Lumix G Vario 45-200mm F4-5.6 Mega O.I.S

- Tiêu cự (quy đổi máy phim): 90-400 mm.
- Khoảng lấy nét gần nhất: 100cm.
- Đường kính lắp filter: 52mm.
- Khối lượng: 380 gram.
- Số lá thép khẩu độ: 7.
- Mức giá: khoảng 350 USD.

Ống kính cho ảnh khá nét tại vùng trung tâm, hơi mờ khi dần về biên ảnh và khi tăng dần tiêu cự. Méo ảnh do được xử lý (trên cả file RAW và JPEG) nên hầu như không đáng kể. Tối góc khá mạnh tại góc rộng nhất (xấp xỉ 1 Ev). 

Ống kính cho máy ảnh micro four thirds

Ảnh chụp thử từ ống kính Panasonic Lumix G Vario 45-200 mm. Máy ảnh Panasonic DMC-G1, ISO 200, tốc độ 1/400 giây, tiêu cự 400 mm, f/6.3. Ảnh: Photozone.


Ống kính siêu rộng

Ống kính cho máy ảnh micro four thirds

Olympus M.Zuiko Digital ED 9-18mm F4-5.6. Ảnh: Ware house.

Olympus M.Zuiko Digital ED 9-18mm F4-5.6

- Tiêu cự (quy đổi máy phim): 18-36 mm.
- Khoảng lấy nét gần nhất: 25cm.
- Đường kính lắp filter: 52mm.
- Khối lượng: 155 gram.
- Số lá thép khẩu độ: 7.
- Mức giá: khoảng 700 USD.

Ống kính cho chất lượng ảnh khá cao với độ nét trải đều từ tâm đến biên ảnh trên mọi thiết lập tiêu cự. Hầu như không có (hoặc rất ít) méo ảnh và tối góc. Tuy nhiên, sắc sai và flare vẫn ở mức trung bình. Tốc độ lấy nét không thực sự nhanh nhưng đủ dùng đối với một ống siêu rộng. "Build" đẹp và khá chắc chắn.

Panasonic Lumix G Vario 7-14mm F4 ASPH

- Tiêu cự (quy đổi máy phim): 14-28 mm.
- Khoảng lấy nét gần nhất: 25cm.
- Không hỗ trợ filter.
- Khối lượng: 300 gram.
- Số lá thép khẩu độ: 7.
- Mức giá: khoảng 1.000 USD.

Ống kính cho ảnh rất nét ngay cả tại góc rộng nhất và mở khẩu cực đại. Tốc độ lấy nét khá và hầu như không có tiếng ồn. Méo ảnh và tối góc được kiểm soát rất tốt. Sắc sai khá nhiều tại góc ảnh trong khoảng tiêu cự từ 7 đến 11 mm.

Ống kính macro

Panasonic Leica DG Macro Elmarit 45mm F2.8 ASPH Mega O.I.S

- Tiêu cự (quy đổi máy phim): 90mm.
- Khoảng lấy nét gần nhất: 15cm.
- Đường kính lắp filter: 46mm.
- Khối lượng: 225 gram.
- Số lá thép khẩu độ: 7.
- Tỉ lệ phóng đại: 1:1.
- Tính năng khác: chống rung quang học.
- Mức giá: khoảng 900 USD.

Thấu kính do Leica sản xuất cho ảnh có độ sắc nét rất cao và giàu chi tiết. Màu sắc trung tính. Độ phóng đại 1:1 và khoảng cách lấy nét cực tiểu 15cm rất thích hợp để khám phá thế giới macro nhỏ bé. Tuy nhiên, hơi đáng tiếc khi Panasonic không thiết kế thêm vạch ghi khoảng cách và tỷ lệ phóng đại trên thân ống. Cơ chế chống rung quang học chưa thật sự hữu dụng.

Ống kính cho máy ảnh micro four thirds

Ảnh chụp từ ống kính Panasonic Leica Macro 45mm F2.8, máy ảnh Panasonic GF-1, ISO 100, tốc độ 1/30 giây, tiêu cự 45mm, f/8. Ảnh: Dpreview.

Trần Hạ

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Leica M-RED edition giá 1.8 triệu đô

siêu phẩm này do Jonathan Ive thiết kế đặc biệt, được sản xuất dành cho cuộc đấu giá từ thiện (RED) Global Fund của ca sĩ Bono thuộc ban nhạc U2. Sản phẩm sử dụng vỏ nhôm nguyên khối với hơn 21.900...

Xem thêm  

Sony A7R và Nikon Df, chọn cái nào?

​ Nikon Df - chiếc máy ảnh có cảm biến ảnh FX full-frame mới nhất của Nikon đang được nhiều người chờ đợi vì sự độc đáo trong dòng DSLR của nó. Đó là sự kết hợp phong cách cổ điển của Nikon...

Xem thêm  

Máy ảnh không dùng để chụp ảnh

Model máy ảnh độc đáo có phần " bội thực " này có tên Konstruktor từ một hãng máy ảnh không kém phần duyên dáng là Lomo. Những model máy ảnh khác của Lomo đa số đều có kiểu dáng " lạ đời " và sử...

Xem thêm