Nội dung

Bạn dậy thì sớm (trước 12 tuổi)

Theo Adam Splaver, bác sĩ tim mạch của Hiệp hội Nanohealth ở Hollywood, Florida, bạn dậy thì càng sớm, nguy cơ mắc bệnh tim càng cao.

Thực tế, một nghiên cứu gần đây của tổ chức Heart cho thấy những phụ nữ bắt đầu dậy thì từ trước 12 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn khoảng 10% so với những phụ nữ dậy thì ở độ tuổi thông thường như 13 tuổi trở lên.

Các nhà nghiên cứu tuy không đưa ra những bằng chứng thuyết phục về lý do tại sao điều này xảy ra, nhưng các nghiên cứu đồng hành khác cho thấy việc nồng độ estrogen tăng lên (một loại hormone đóng vai trò quan trọng trong tuổi dậy thì) có thể làm tăng nguy cơ huyết khối và gây ra đột quỵ trong suốt cuộc đời của bạn. Hãy nói chuyện kỹ hơn với các bác sĩ của bạn về những thói quen lành mạnh giúp bạn chống lại nguy cơ gia tăng bệnh tim nếu bạn thực sự quan tâm.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim khiến bạn bất ngờ

Uống thuốc giảm cân

Bác sĩ Amber Khanna, bác sĩ tim mạch tại Bệnh viện UCHealth University of Colorado, nói: "Bất kỳ viên thuốc nào có tác dụng kích thích, bao gồm hầu hết các loại thuốc trong chế độ ăn kiêng, đều có thể làm tổn thương tới trái tim của bạn. Chúng làm tăng huyết áp và nhịp tim, dẫn đến căng thẳng cho trái tim khỏe mạnh của bạn. Nếu sử dụng thuốc lâu dài, tim của bạn có thể phải chịu tổn thương vĩnh viễn".

Các phương pháp giảm cân lành mạnh đã được khoa học chứng minh như ăn uống điều độ hợp lý và tập thể dục thường xuyên cũng giúp bạn giảm bớt nguy cơ mắc bệnh tim mạch hơn.

Bạn mắc bệnh nhiễm khuẩn

Có rất nhiều loại cúm, trong đó có loại cúm làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim 6 lần trong ít nhất một năm sau khi bạn bị nhiễm bệnh, theo một nghiên cứu mới công bố trên New England Journal of Medicine.

Nếu bạn cảm thấy khó thở và tức ngực sau khi cảm lạnh hoặc cúm, hãy lập tức đến bệnh viện để kiểm tra ngay. Một số bệnh nhiễm khuẩn và siêu vi khuẩn có thể gây tác động vào tim, gây ra bệnh tim và thậm chí cả suy tim, bác sĩ Khanna nói.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim khiến bạn bất ngờ

Uống nhiều rượu mỗi tối

Có rất nhiều thông tin mâu thuẫn về ảnh hưởng của rượu đối với bệnh tim. Bác sĩ Khanna cho biết uống vừa phải - một ly mỗi ngày hoặc ít hơn có thể tốt cho sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, nếu vượt quá mức an toàn, đặc biệt nếu bạn uống nhiều hơn

Mang thai

Nuôi dưỡng đứa trẻ trong bụng khiến hệ tuần hoàn của bạn phải hoạt động nhiều hơn. Lượng máu của bạn tăng gấp đôi và trái tim bạn phải làm việc chăm chỉ hơn. Điều đó sẽ không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim trong tương lai, nhưng nếu bạn bị tiểu đường thai nghén, tiền sản giật hoặc bị huyết áp cao trong thời kỳ mang thai thì bạn sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Thiếu vận động thể chất

Những người lười vận động hoặc ít có cơ hội vận động thể chất sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn những người thường xuyên tập thể dục. Việc hoạt động và tập luyện sẽ đốt cháy calo, giúp kiểm soát mức cholesterol và lượng đường trong máu, đồng thời giúp huyết áp ổn định.

Vận động hàng ngày đều đặn ít nhất 45 phút mang lại lợi ích rõ rệt trong giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Người ta đã chứng minh việc tập luyện thể lực thường xuyên làm giảm nguy cơ xuất hiện nhồi máu cơ tim đồng thời nâng cao khả năng sống sót khi xảy ra nhồi máu cơ tim.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim khiến bạn bất ngờ

Béo phì và thừa cân

Trong một nghiên cứu gần đây trên 100.000 phụ nữ tuổi từ 30 – 55, nguy cơ tim mạch cao gấp ba lần ở nhóm béo nhất so với nhóm có cân nặng thấp nhất. Béo phì ở bụng có liên quan với sự gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đặc biệt là bệnh mạch vành và đột quỵ. Các nhà khoa học khuyến cáo, nếu bạn là nam giới, tốt nhất không nên để vòng bụng vượt quá 90% vòng mông, nếu bạn là phụ nữ, hãy cố gắng duy trì con số này dưới 80%. Không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh, béo phì ở bụng còn liên quan chặt chẽ với các yếu tố nguy cơ tim mạch khác đó là tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu và đái tháo đường.

Đái tháo đường

Ước tính có đến 65% số người đái tháo đường tử vong do các bệnh tim mạch. Đái tháo đường làm tăng nguy cơ bệnh tim và đột quỵ. Một phần của nguyên nhân này là do bệnh đái tháo đường làm ảnh hưởng đến cholesterol và triglyceride, ngoài ra người bị đái tháo đường cũng có thể bị tăng huyết áp và béo phì kèm theo, do vậy nguy cơ cũng cao hơn.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Cách dùng chất béo với bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong số những bệnh hay gặp của “thời hiện đại” và cuộc sống đô thị hóa.  Căn bệnh đó cũng liên quan rất mật thiết với chế độ ăn uống. Chất béo trong khẩu phần ăn đóng một vai trò đặc biệt.

Xem thêm  

Có nên tẩy lông khi mang bầu không?

Chỉ nên tẩy lông bằng liệu pháp tự nhiên Theo các chuyên gia da liễu hàng đầu cho biết, phụ nữ trong thời gian mang thai và sau sinh ở tháng tứ 4, nội tiết tố thường thay đổi...

Xem thêm  

Trúc Diễm khoe da trắng mịn màng

Chiều qua (10/11/2013) người đẹp Trúc Diễm đã góp mặt trong buổi tọa đàm về trò chơi giải trí trên thiết bị di động được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trúc Diễm lựa chọn mẫu trang phục...

Xem thêm  

Cách lựa chọn thực phẩm khôn ngoan

Để đảm bảo sức khoẻ, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ, điều kiện kinh tế, sở thích. Lựa chọn phù hợp Phù hợp với...

Xem thêm