Nội dung

Tinh hoàn ẩn không phải là một hiện tượng quá hiếm gặp ở các bé trai. Khoảng 30% các bé sinh non bị tinh hoàn ẩn, ở trẻ sinh đủ tháng tỷ lệ cũng là từ 3-4%. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ chủ quan khi cho rằng “của bố tốt thì kiểu gì con cũng tốt” mà không chịu kiểm tra cho bé. Kết quả khi phát hiện ra thì đã quá muộn.

Tinh hoàn ẩn là gì

Thai nhi bé trai ở tuần lễ thứ 7 đã có sự biệt hóa thành tinh hoàn trong ổ bụng và trước khi ra đời, tinh hoàn di chuyển từ trong ổ bụng xuyên qua thành bụng ở vùng bẹn vào vị trí bình thường là bìu. Tuy nhiên nếu trong quá trình di chuyển nếu gặp trục trặc thì tinh hoàn sẽ nằm đâu đó trên đường đi.

Đây là một bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 6 tuổi. Trẻ sinh thiếu tháng hoặc thiếu cân có nguy cơ mắc tật này cao hơn những trẻ khác.

 Mẹo nhận biết trẻ sơ sinh bị tinh hoàn ẩn

Minh hoạ hiện tượng tinh hoàn ần ở trẻ sơ sinh.

Hậu quả của việc phát hiện muộn

Tinh hoàn ẩn cần được phát hiện ngay sau sinh để có kế hoạch theo dõi và điều trị sớm cho bé.  Trẻ cần điều trị trước 2 tuổi để khả năng sinh sản sau này không bị ảnh hưởng. Nếu để sau 2 tuổi trở ra và để càng lâu trong cơ thể, nguy cơ vô sinh sẽ càng tăng

Ngoài ra, người bị tinh hoàn ẩn có nguy cơ hóa ác (ung thư) gấp 10 lần người bình thường

Cũng có thể gặp các biến chứng khác như:xoắn vặn tinh hoàn, chấn thương vỡ tinh hoàn ẩn...

Chính vì vậy việc phát hiện sớm và điều trị bệnh tinh hoàn ẩn ở trẻ nhỏ là rất quan trọng.

Cách điều trị

Thông thường, với trẻ bị tinh hoàn ẩn, tinh hoàn có thể tự “xuống” sau 3 tháng sau sinh. Nếu sau 1 năm thì tinh hoàn không thể xuống được nữa. Do đó, trẻ nên được theo dõi thật chu đáo trong năm đầu.

Nếu sau 1 năm tinh hoàn vẫn không “xuống”, trẻ sẽ được tiến hành điều trị, ban đầu điều trị nội khoa.

Nếu trong 3-6 tháng không hiệu quả, bé sẽ được chỉ định can thiệp ngoại khoa để đảm bảo khả năng sinh tinh trùng về sau này.

 Mẹo nhận biết trẻ sơ sinh bị tinh hoàn ẩn

Tinh hoàn ẩn nên được can thiệp trước 2 tuổi (ảnh minh hoạ)

Mẹo nhận biết trẻ bị tinh hoàn ẩn

Bài liên quan: 

Cách đơn giản nhất để nhận biết tinh hoàn ẩn là trong quá trình tắm cho bé, mẹ nên massage nhẹ ở cơ quan sinh dục của trẻ để khảo sát.

- Sờ bìu của bé khi đứng mà không thấy tinh hoàn.

- Khi bé nằm, sờ lên vùng bẹn có thể thấy có một khối cộm nhỏ di động.

- Sưng, đỏ (thường ở vùng bẹn).

- Khi mẹ sờ trẻ thấy đau và không cho sờ

- Hay quấy khóc

- Trẻ đột nhiên đau thắt dữ dội vùng tinh hoàn ẩn (thường ở vùng bẹn).

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm