Nội dung

Ghé qua Facebook của chị Nguyễn Huỳnh Trang (sn1988), chắc hẳn ai cũng sẽ bị cuốn hút bởi những món ăn hấp dẫn, bắt mắt chị làm cho cậu con trai 3 tuổi mũm mĩm đáng yêu của mình.

Bà mẹ 27 tuổi này hiện đang sống cùng gia đình tại Melbourne, Australia với công việc chính là dạy part-time môn Tiếng Việt cho các em học sinh trung học. Công việc bán thời gian giúp chị có nhiều thời gian để chăm lo gia đình và đặc biệt là chế biến, sáng tạo được những món ngon đẹp mắt cho chồng và bé Tôm – con trai chị. Bên cạnh đó, bà mẹ một con còn có rất nhiều kinh nghiệm hữu ích trong việc trị con biếng ăn.

 Mẹ việt ở úc nhiều mưu dụ con ăn thun thút

Thực đơn phong phú và hấp dẫn hàng ngày chị Huỳnh Trang dành cho con trai.

Chị Trang cho biết, bất kể bạn nhỏ nào cũng trải qua thời kì biếng ăn (có thể kéo dài 1-2 tuần) nên bé Tôm – con trai chị - cũng không phải là ngoại lệ. Thời gian đó không khiến chị lo lắng lắm vì chị biết đó không phải là bệnh lý, chỉ đơn giản là con mình có những bước phát triển "cần lùi để tiến xa hơn", vì thế sau mỗi lần biếng ăn là bé lại ăn bù để nạp thêm năng lượng cho mình.

"Vận động dưới nắng còn tốt hơn thuốc biếng ăn gấp ngàn lần"

Chia sẻ về cách giải quyết chuyện ăn uống, cân nặng của con, chị Trang có hẳn một chuỗi “bí kíp” và đã từng chia sẻ trên một diễn đàn dành cho các bà mẹ nuôi con nhỏ. Những chia sẻ dưới đây của chị đã được đông đảo chị em ủng hộ nhiệt liệt và học hỏi theo.

 Mẹ việt ở úc nhiều mưu dụ con ăn thun thút

Chị Trang có hẳn một chuỗi “bí kíp” trong việc ăn uống và cân nặng của con đã được đông đảo chị em ủng hộ.

“1.Không có bé nào mắc bệnh biếng ăn ngay từ đầu cả.

Mẹ đừng so sánh tại sao con mình ăn ít hơn con hàng xóm vì nhu cầu ăn của mỗi bé khác nhau. Bé ăn đủ sẽ ngừng nhưng vẫn hấp thụ và tăng cân là ổn.

2. Không kén chọn thức ăn trừ khi cơ thể dị ứng

Bé Tôm nhà mình khi bắt đầu ăn cũng hay nôn oẹ. Nhớ nhất là hôm có món cháo cá hồi. Hai mẹ con mất hàng mấy tháng trời, con cứ oẹ, mẹ cứ dọn...vì mình tin cơ thể con không dị ứng tức là vẫn tốt.. Ngay cả việc uống sữa cũng vậy, thấy sữa đó tốt với con là mình cũng sẽ kiên trì tập Lúc đầu chưa quen,nhưng sau sẽ quen. Chính điều đó giúp con mình lớn có thể thử tất cả các loại thức ăn một cách hào hứng...từ không thích cá hồi, tới ăn cá hồi như nghiền luôn vậy đó. Vậy nên, mẹ cứ cố gắng kiên trì và đừng bao giờ nghĩ tới câu: con mình không ăn cái này, không ăn cái kia ( trừ khi dị ứng) chỉ là cái này con thích ít hay nhiều thôi

3. Tập ngồi bàn ăn nghiêm túc

 Mẹ việt ở úc nhiều mưu dụ con ăn thun thút

Một trong những bí kíp của chị Huỳnh Trang là đầu tư bàn tập ăn riêng cho con, giúp mọi việc ăn uống đều dễ dàng, không rượt đuổi, không hò hét. 

Cho con ngồi bàn ăn mới thấy mọi việc ăn uống đều dễ dàng, không rượt đuổi, không hò hét. Có thời gian về Việt Nam mình không có bàn ăn cho con ngồi vì về ít quá có 2 tuần nên không mua...Kết quả rượt đuổi nhau mẹ mệt,con mệt mà không ăn được bao nhiêu. Cứ về nhà lại là lại ngoan ngay,con ăn nhanh và tập trung...Mẹ hãy đầu tư bàn ăn nhé, cái này là cực kì hiệu quả để từ bỏ " kiếp hát rong" như các cụ đã từng vất vả.

4. Ăn ít mà đủ chất là ổn, tốt hơn ăn nhiều mà không hấp thụ được

Cái này mình rút ra từ kinh nghiệm của con. Con ăn ít, thức ăn mình tính lượng calo đủ trong rau, thịt hoa quả...chứ đừng chỉ tập trung ăn thịt

5. Vận động dưới nắng còn tốt hơn thuốc biếng ăn gấp ngàn lần (trừ khi con bạn đã suy dinh dưỡng) 

 Mẹ việt ở úc nhiều mưu dụ con ăn thun thút

"Vận động dưới nắng còn tốt hơn thuốc biếng ăn gấp ngàn lần (trừ khi con bạn đã suy dinh dưỡng)"  - chị Trang chia sẻ

Mẹ hãy thử xem nhé, buổi sáng trước 10h cho con chạy nhảy ở ngoài về bé sẽ ăn nhanh và ngủ sâu giấc lắm. Ra ngoài chơi mẹ nhớ đội mũ nón cho con và bôi kem chống nắng.

6. Gặp bác sĩ khi cần thiết

Nếu mẹ quá bế tắc, hãy chia sẻ với bác sĩ, đừng nghĩ quá nhiều nếukhông sẽ rất stress... Chúng mình đều phải trải qua những giai đoạn vất vả khi nuôi con. Điều đó không ai tránh được, nhưng nếu có được lời khuyên bổ ích thì vấn đề sẽ nhẹ nhàng đi hơn rất nhiều.”

"Nếu một ngày mẹ thấy con không ăn nhiều, hãy đặt bát xuống và cùng con ra ngoài."

Công thức làm những món ăn cho con của chị thường do chị tự nghĩ ra hay tham khảo trên sách báo, internet? Việc trang trí và chế biến cho đẹp mắt có khiến chị mất nhiều thời gian không?

Những món ăn của Tôm mình thường làm theo kinh nghiệm, rồi cũng học hỏi từ báo chí... nhưng chủ yếu mình chọn cái gì đơn giản, khồng cần trang trí phức tạp kiểu Bento. Với các bé chỉ cần bữa ăn nhiều màu sắc là các bạn ấy ham lắm rồi.

Một số món ăn của chị Huỳnh Trang dành cho bé Tôm:

 Mẹ việt ở úc nhiều mưu dụ con ăn thun thút

Mì xúc xích sốt mayonaise, kèm theo gà rán hình khủng long và rau củ quả.

 Mẹ việt ở úc nhiều mưu dụ con ăn thun thút

Cơm trộn đậu Hà Lan, thịt bò bằm và tôm

 Mẹ việt ở úc nhiều mưu dụ con ăn thun thút

Cheese cake (bánh phô mai) cho bữa sáng

 Mẹ việt ở úc nhiều mưu dụ con ăn thun thút

Thịt cừu nướng và măng tây ăn cùng cơm

 Mẹ việt ở úc nhiều mưu dụ con ăn thun thút

Bánh mỳ và mứt dâu tây

Hiện nay có rất nhiều xu hướng khác nhau về cách cho bé tập ăn dặm như ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm kiểu baby led weaning, ăn dặm kiểu truyền thống của Việt Nam. Chị đã áp dụng kiểu nào với bé Tôm?

Mình không theo xu hướng nhất định nào vì mỗi xu hướng đều có cái tích cực của nó. Việc quyết định theo xu hướng nào thì các mẹ còn phải nghiên cứu tới dạng thức ăn, nguyên liệu mà các mẹ chuẩn bị cho con nữa. Ăn dặm chỉ huy (BLW) được các bạn Tây hay chọn vì thức ăn của họ chủ yếu dạng miếng, sợi dễ cầm. Ăn dặm kiểu Nhật được các mẹ ưa chọn nhưng đối với mình thì nó phức tạp và công phu quá nên khó làm theo.

Mình bắt đầu cho con ăn từ những món ngọt theo kiểu bơ sữa, khoai lang sữa Việt Nam, bên cạnh đó khuyến mại cho em Tôm 1 miếng dài bơ, cà rốt cầm gặm gặm để em quen với việc nhai.

Tới tháng thứ 8, mình bắt đầu cho bé chọn thức ăn để ăn gì, nhưng vẫn kèm theo có ngày sẽ ăn cháo hạt vì phải đảm bảo cân nặng và chiều cao chuẩn cho bé

Khi bé 1 tuổi, mình dạy bé biết cầm thìa,muỗng, bắt đầu xúc ăn nhưng tập chưa thành thạo lắm. Bé được 2 tuổi là bắt đầu có thể ăn cùng bố mẹ.

Việc các mẹ cho bé ăn dặm theo cách nào không quan trọng mà quan trọng ở chỗ các mẹ xác định đúng thời điểm để con tập ăn, tập nhai, tập xúc...

Nuôi con ở Úc có gì đặc biệt và khác so với nuôi con ở Việt Nam? Chị học được gì từ cách nuôi con của các bà mẹ Úc?

Mình thấy nuôi con ở đâu cũng vất vả, nhưng bên Úc bạn sẽ thấy nhẹ nhàng hơn một chút vì có sự trợ giúp của bác sĩ gia đình. Vì thẻ medicare khám chữa bệnh miễn phí nên dù con có bất kì triệu chứng nào nhỏ nhất thì các mẹ cũng lao ra khỏi nhà, lái xe chở con tới thẳng bác sĩ để biết tình trạng của con sớm nhất. Vậy nên cả mẹ và con sẽ đỡ mệt mỏi hơn là chúng ta cứ ngồi nhà và đoán. Các bạn Tây cũng cư xử lịch thiệp theo kiểu không bao giờ chê con của người khác còi, bé hay quan tâm về cân nặng của trẻ vì với trẻ con, các bé lúc nào cũng đáng yêu nhất.

Phải chăng khí hậu, điều kiện sống, hàng hóa ở nơi đây chất lượng hơn ở Việt Nam nên nhìn các bé cũng khỏe mạnh và phát triển thể chất vượt trội hơn hẳn?

 Mẹ việt ở úc nhiều mưu dụ con ăn thun thút

"Nếu một ngày mẹ thấy con không ăn nhiều, đặt bát xuống, hai mẹ con cùng đi ra ngoài trời hít thở không khí trong lành sẽ tốt hơn hẳn."

Mình thấy không phải do thời tiết hay khí hậu mà các bé bên này nhìn khoẻ hơn ở Việt Nam mà điều này tùy thuộc vào việc chế độ dinh dưỡng mẹ dành cho các bé thế nào, chọn hoạt động ngoài trời cho bé ra sao. Tinh thần của mẹ cũng ảnh hưởng tới con rất nhiều... Nếu một ngày mẹ thấy con không ăn nhiều, đặt bát xuống, hai mẹ con cùng đi ra ngoài trời hít thở không khí trong lành sẽ tốt hơn hẳn.

Xin cám ơn những chia sẻ thú vị của chị!

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm