Nội dung

Với việc các hãng máy ảnh thi nhau tung ra những model ngắm chụp tính năng cao cấp, khoảng cách giá cả giữa dòng máy này và DSLR thực thụ càng ngày càng bị thu hẹp. Vì vậy, nếu muốn làm quen với DSLR mà không tốn kém, bạn nên để mắt đến những mẫu khởi đầu của các hãng như Canon, Nikon, Sony, Olympus…với mức giá trên dưới 500 USD (xấp xỉ 9 triệu đồng).

1. Canon EOS 1000D

Máy ảnh ống kính rời bình dân

Máy giá cả hợp lý. Ảnh: Letsgodigital.

Hay: Chất lượng ảnh tốt, giá cả hợp lý.

Dở: Thân máy bằng nhựa nên không chuyên nghiệp, các tính năng hơi khó truy cập, không có chống rung thân máy (do Canon làm chống rung trên ống kính).

Kết luận: Dù còn thiếu ISO cao, đo sáng điểm… so với các mẫu EOS cao cấp, EOS 1000D là lựa chọn hợp lý cho những người muốn thử hoặc muốn làm quen với DSLR trước khi quyết định có nên đi tiếp hay không.

Giá tham khảo: 450 USD (body).

2. Olympus E-420

Máy ảnh ống kính rời bình dân

Máy không có hệ thống chống rung. Ảnh: Letsgodigital.

Hay: Thân hình nhỏ gọn, cho phép lấy nét ở chức năng LiveView, hướng dẫn trực quan trên màn hình các tính năng cụp ảnh…

Dở: Không có hệ thống chống rung, lấy nét kém ở điều kiện ánh sáng yếu, không có nút chỉnh các kiểu lấy nét.

Kết luận: Với những người hay du lịch hay ưa thích sự gọn nhẹ thì Olympus E-420 là một mẫu DSLR lý tưởng với các chức năng vừa đủ nhưng cũng không kém phần thú vị.

Giá tham khảo: 500 USD.

3. Nikon D40 

Máy ảnh ống kính rời bình dân

Thân máy nhỏ gọn. Ảnh: Digitalreview.

Hay: Cầm chắc tay, thân máy nhỏ gọn, hệ thống menu thiết kế hợp lý, khử nhiễu tốt ở ISO cao.

Dở: Ống kính kit kém, lấy nét chậm, độ phân giải chỉ 6 triệu điểm, không có chế độ lau cảm biến.

Kết luận: Với những fan ưa thích Nikon thì đây là một bước khởi đầu rất hợp lý với mức giá rẻ nhất trong các dòng DSLR.

Giá tham khảo: 370 USD (body), 470 USD (kit)

4. Nikon D60 

Máy ảnh ống kính rời bình dân

Nikon D60 mang những ưu điểm D40. Ảnh: T3.

Hay: Cũng có các ưu điểm như dòng D40, ống kính kit đã có chống rung.

Dở: Chất lượng/giá cả không hợp lý bằng D40.

Kết luận: Mặc dù cũng được cải thiện và tăng cường một số tính năng nhưng D60 vẫn chưa tạo ấn tượng nổi bật so với D40 cũng như các model bình dân của các hãng khác.

Giá tham khảo: 460 USD (body), 570 (kit).

5. Sony Alpha DSLR A200 

Máy ảnh ống kính rời bình dân

Máy chụp ảnh nhiễu khi để ISO cao. Ảnh: Welectronics.

Hay: Độ phân giải cao, có nhiều tính năng tiên tiến, có chống rung trên thân máy.

Dở: Nhiễu ở ISO cao, khởi động vẫn hơi chậm

Kết luận: Dù là một trong các sản phẩm DSLR đầu tiên của Sony nhưng Alpha A-200 cũng xứng đáng đồng tiền bát gạo với nỗ lực mà hãng này cố gắng khi thâm nhập vào thị trường mới mẻ này.

Giá tham khảo: 555 USD.

Nguyễn Hà (theo Cnet Asia)

 

 

 

 

 

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Leica M-RED edition giá 1.8 triệu đô

siêu phẩm này do Jonathan Ive thiết kế đặc biệt, được sản xuất dành cho cuộc đấu giá từ thiện (RED) Global Fund của ca sĩ Bono thuộc ban nhạc U2. Sản phẩm sử dụng vỏ nhôm nguyên khối với hơn 21.900...

Xem thêm  

Nikon Coolpix S230

Chiếc máy ảnh này mang những tính năng cơ bản nhất của một mẫu ngắm - chụp, như nhận diện khuôn mặt, nụ cười... với giá chỉ khoảng 300 USD.

Xem thêm  

Sony A7R và Nikon Df, chọn cái nào?

​ Nikon Df - chiếc máy ảnh có cảm biến ảnh FX full-frame mới nhất của Nikon đang được nhiều người chờ đợi vì sự độc đáo trong dòng DSLR của nó. Đó là sự kết hợp phong cách cổ điển của Nikon...

Xem thêm  

Máy ảnh không dùng để chụp ảnh

Model máy ảnh độc đáo có phần " bội thực " này có tên Konstruktor từ một hãng máy ảnh không kém phần duyên dáng là Lomo. Những model máy ảnh khác của Lomo đa số đều có kiểu dáng " lạ đời " và sử...

Xem thêm  

Máy ảnh màn hình lớn

Hết rồi cái thời chụp ảnh xong phải châu đầu vào xem ảnh trên một khung hình bé xíu khi màn hình các máy ảnh thời nay đã vượt ngưỡng 3 inch.

Xem thêm